Bài viết được tham vấn y khoa bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Bác sĩ Nội thần kinh, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Phù não hay còn gọi là sưng não là tình trạng áp lực bên trong não bị tăng. Đây là 1 tình trạng khá nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy não hoặc thậm chí tử vong. Tùy theo độ nặng nhẹ mà bệnh phù não có các phương pháp điều trị khác nhau.
1. Nguyên nhân gây phù não
Phù não có thể liên quan đến chấn thương sọ não, thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ, khối u não, nhiễm trùng virus/ vi khuẩn, xuất huyết dưới nhện, yếu tố địa lý (như ở độ trên đồi núi cao), hoặc các nguyên nhân ít gặp hơn như ngộ độc CO, nhiễm nọc độc từ động vật và sử dụng chất kích thích.
2. Phù não có nguy hiểm không?
Não bộ được bao bọc bởi lớp hộp sọ cố định không co giãn, khi não bị phù sẽ tăng áp lực bên trong hộp sọ, làm áp lực tưới máu giảm đến khi máu không còn tuần hoàn sẽ gây chết não. Ngoài ra, phù não còn dẫn đến thoát vị các tổ chức não, gây liệt thần kinh, tăng huyết áp và giảm sút thị lực.
3. Bệnh phù não có chữa được không?
Bệnh phù não hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện kịp thời. Các trường hợp phù não do chấn động nhẹ thường có thể chữa trong vòng vài ngày, nhưng đa số ca đều cần thêm biện pháp chuyên môn. Bằng việc kết hợp giữa phẫu thuật và điều trị y tế kịp thời, bệnh nhân sẽ được đảm bảo phục hồi nhanh và an toàn hơn. Các bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp chữa trị để đạt kết quả mong muốn, bao gồm:
- Kê thuốc: Thuốc có thể được dùng để làm giảm đau, chậm phản ứng sưng hoặc giải máu đông.
- Chất dịch IV: Cho thuốc qua dây thần kinh ròng rọc (IV) để tăng huyết áp trong não, đảm bảo máu vẫn tuần hoàn trong não và cơ thể. Biện pháp này cần phải thận trọng, vì thuốc không hợp hoặc quá liều sẽ làm não sưng nặng hơn.
- Biện pháp oxy: Cung cấp oxy qua mặt nạ hoặc ống thông mũi để cung cấp thêm oxy cho não.
- Hạ thân nhiệt: Biện pháp này không phổ biến vì sử dụng không đúng cách sẽ không hiệu quả. Giảm thân nhiệt giúp não dần hồi phục nhờ quá trình làm chậm sưng.
- Cắt thông khí: Khoan một lỗ nhỏ để nối 1 ống nhựa vào trong, giúp dịch tủy thoát ra và giảm áp lực não.
- Phẫu thuật: Có thể cắt một phần hộp sọ để giảm áp lực hoặc cắt bỏ nguồn sưng, bao gồm động mạch tĩnh mạch bị tổn hại
Bài viết đã cung cấp các thông tin để giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “bị phù não có chữa được không?”. Nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.