Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Bác sĩ Nội hô hấp - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Viêm phế quản mãn tính là 1 thuật ngữ trước đây hay sử dụng để mô tả tình trạng ho dai dẳng, hay tái phát, kèm theo có thể hay khạc đờm, nặng ngực, mệt ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Các triệu chứng có thể trở nên tốt hoặc xấu đi, nhưng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn.

1. Bệnh viêm phế quản mãn tính khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa hẳn hết cách

Đối với các bệnh nhân có tình trạng được mô tả giống như viêm phế quản mãn tính hay gặp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, giãn phế quản... Đây là tình trạng ho có đờm kéo dài, liên tục hoặc tái phát từng đợt từ 3 tháng trở lên trong 1 năm và xảy ra ít nhất trong khoảng thời gian 2 năm liền. Bệnh nhân thường có biểu hiện ho có đờm mãn tính, khó chịu, đau ngực hoặc khó thở.

Nếu không được khắc phục sớm, bệnh tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Viêm phế quản mãn tính có thể trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vô cùng nguy hiểm, khó điều trị, để lại nhiều hậu quả lâu dài và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu có đợt cấp hoặc nhiễm trùng hô hấp dưới nặng.

Mặc dù bệnh viêm phế quản mãn tính điều trị có thể dai dẳng hay tái phát. Tuy nhiên, với y học hiện đại đã phát triển. Bạn nên đến khám chuyên khoa Hô Hấp để chẩn đoán chính xác bệnh của mình dựa trên chụp chuyên sâu khảo sát nhu mô phổi: Chụp cắt lớp vi tính, phương pháp này cũng giúp bệnh nhân loại trừ các bệnh lý như: u phổi, lao phổi. Ngoài ra, bệnh nhân nên kiểm tra chức năng hô hấp để đánh giá mức giới hạn của đường thở hay mức độ tắc nghẽn. Khi đã chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài tuân thủ thuốc của bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị để giảm sản xuất chất nhầy, kiểm soát tình trạng viêm và giảm ho. Những điều này đạt được bằng sử dụng thuốc cũng như các biện pháp không dùng thuốc.

Một số thuốc có thể được sử dụng chính trong chữa viêm phế quản mãn tính là:

  • Thuốc giãn phế quản: Các chất chủ vận thụ thể β-Adrenergic tác dụng ngắn và dài cũng như anticholinergic giúp mở rộng đường lưu thông khí đến phổi, tăng chức năng của các nhung mao và bằng cách tăng hydrat hóa chất nhày.
  • Glucocorticoid: Giúp giảm trình trạng viêm và giảm sản xuất chất nhầy. Corticosteroid dạng hít làm giảm đợt cấp và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các loại thuốc Glucocorticoid tiêm hoặc uống thường được sử dụng ngắn ngày trong đợt cấp.
  • Liệu pháp kháng sinh: Không được chỉ định trong điều trị viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, cân nhắc dùng kháng sinh trong điều trị đợt cấp viêm phế quản mãn tính khi bệnh nhân có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thuốc ức chế men phosphodiesterase-4 (PDE4): Giảm viêm và thúc đẩy giãn cơ trơn đường thở.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính không dùng thuốc khác cũng có thể áp dụng được, bao gồm:

  • Biện pháp chữa viêm phế quản mãn tính không dùng thuốc quan trọng nhất là cai thuốc lá. Ngừng hút thuốc sẽ giúp cải thiện chức năng nhung mao và làm giảm tổn thương đường thở.
  • Liệu pháp Oxy: Có thể được áp dụng khi người bệnh có viêm phế quản mãn tính nặng và nồng độ oxy trong máu thấp.
  • Phục hồi chức năng hô hấp: Là 1 phần quan trọng của điều trị viêm phế quản mãn tính, bao gồm: Giáo dục, thay đổi lối sống, hoạt động thể chất thường xuyên và tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm....
  • Sử dụng sản phẩm có chứa thành phần Fibrolysin để giúp chống xơ hóa, tái cấu trúc đường thở, nhờ đó giảm các triệu chứng và phòng ngừa viêm phế quản tái phát.
  • Tiêm vắc-xin phòng cúm và phế cầu... cũng là phương cách hữu hiệu giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh lý đường hô hấp, bao gồm cả bệnh viêm phế quản mãn tính.

2. Sử dụng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính

Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dược liệu tự nhiên để cải thiện viêm phế quản mạn tính. Điển hình nhất là Fibrolysin. Fibro có nghĩa là chất xơ, lysis là tiêu hủy. Fibrolysin là tiêu hủy chất xơ. Đây là hợp chất của MSM methylsulfonylmethane và muối kẽm gluconat có tác dụng chống xơ hóa, tái cấu trúc đường thở, từ đó giúp ngăn ngừa viêm phế quản tái phát hiệu quả.

Ngoài ra có nhiều thảo dược khác cũng được sử dụng để cải thiện viêm phế quản như: Xạ can, Tạo giác, Xạ đen, Bán liên biên, Nhũ hương... các thảo dược này có công dụng hỗ trợ thanh phế, kháng viêm, tiêu đờm, giảm ho, tái cấu trúc đường thở và giảm nhanh, phòng ngừa các triệu chứng viêm phế quản, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp.

Để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả cao nhất khi sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên điều trị viêm phế quản mãn tính, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Y học cổ truyền.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BẢO PHẾ VƯƠNG – Dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản

Bảo Phế Vương có thành phần chứa Fibrolysin và nhiều thảo dược, hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho, giảm triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản. Bảo Phế Vương dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản.

Bảo phế Vương

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương

Xem thêm thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY.

Tiếp thị và phân phối: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu - AEROPHA

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Sản phẩm Bảo Phế Vương có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

(GPQC: 00268/2019/ATTP-XNQC)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe