Bệnh viêm não mô cầu có gây đau không?

Viêm não mô cầu đang có xu hướng gia tăng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng và những kiến thức liên quan về bệnh viêm não mô cầu.

1. Viêm não mô cầu là gì?

Viêm não mô cầu hay viêm màng não mô cầu là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Neisseria meningitidis được chia thành 12 nhóm nhỏ dựa vào polysacarit dạng nang, trong đó các vi khuẩn nhóm A, B, C, W, X, Y là các nguyên nhân chính gây ra bệnh. Tại Việt Nam, viêm não mô cầu chủ yếu được gây ra bởi các nhóm vi khuẩn A, B và C.

Bệnh lý có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi và thanh niên dưới 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy vi khuẩn nhóm B là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca bệnh viêm màng não mô cầu, trong đó khoảng 60% người bệnh là trẻ em và người lớn dưới 25 tuổi; vi khuẩn các nhóm C, Y, W chiếm tỷ lệ gây bệnh ít hơn nhưng thường gặp hơn ở người trưởng thành, với khoảng 65% người bệnh trên 25 tuổi.

Sự tồn tại của các nhóm vi khuẩn này trong cơ thể là ở họng, mũi. Chúng có thể thông qua niêm mạc đi vào cơ thể và gây bệnh. Bệnh lý lây truyền được qua không khí khi tiếp xúc gần người nhiễm bệnh. Một số đường truyền bệnh khác như ăn uống, nói chuyện, dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hạt nước bọt chứa vi khuẩn truyền từ người này qua người khác.

2. Triệu chứng viêm não mô cầu

Bệnh lý có nguồn lây nhiễm là người mang vi khuẩn và khoảng 25% người bệnh mang vi khuẩn nhưng không có triệu chứng lâm sàng điển hình và 50% người khỏe mạnh bình thường mang vi khuẩn não mô cầu. Vì vậy, viêm não mô cầu gây ra triệu chứng gì và người bệnh viêm não mô cầu có đau không là vấn đề được quan tâm nhiều.

Bệnh lý gây triệu chứng khác nhau theo từng độ tuổi như sau:

  • Đối với trẻ em: Sốt cao, quấy khóc, nôn mửa, bỏ bú, sợ ánh sáng và xuất hiện ban đỏ trên người, vết bầm lan rộng;
  • Đối với người lớn: Giai đoạn mới khởi phát người bệnh có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng, cứng cổ, đau đầu do viêm màng não mô cầu và cơ thể xuất hiện ban đỏ tập trung chủ yếu ở vùng hông, hai chi dưới, một số người bệnh có xuất huyết kết mạc. Giai đoạn bệnh lý diễn biến nặng, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê, co giật, mất ý thức; xuất huyết ở da ngày càng đậm màu, trở nên tím sẫm hoặc hoại tử đen và lan to.

Bệnh lý bao gồm các thể lâm sàng như sau:

  • Viêm màng não tủy cấp có mủ;
  • Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn não mô cầu (Meningococcemia);
  • Viêm khớp, viêm màng trong tim do vi khuẩn não mô cầu;
  • Ngoài ra, trong nhiều trường hợp người bệnh nhiễm vi khuẩn não mô cầu nhưng chỉ có sốt và/hoặc viêm mũi họng. Ở các địa phương lưu hành bệnh, số người bệnh bị nhiễm vi khuẩn mà không xuất hiện triệu chứng chiếm từ 5 – 10%. Thể nhiễm khuẩn không xuất hiện triệu chứng có tỷ lệ cao trong các vụ dịch và đây cũng chính là nguồn lây truyền dịch quan trọng ở cộng đồng.

Bệnh viêm não mô cầu có đau không là vấn đề được quan tâm nhiều
Bệnh viêm não mô cầu có đau không là vấn đề được quan tâm nhiều

3. Điều trị viêm não mô cầu

Để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mẫu máu hoặc dịch não tủy của người bệnh. Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị được xác định dựa trên nguyên tắc sử dụng kháng sinh và chống sốc (nếu có). Thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm não mô cầu ở họng. Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh nhưng không phải là thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh lý. Tùy theo tình trạng của người bệnh để bác sĩ lựa chọn loại thuốc kháng sinh và liều lượng sử dụng thích hợp.

Vì vậy, tiêm vắc-xin phòng bệnh được xem là phương pháp hiệu quả góp phần ngăn ngừa và giảm nguy cơ tử vong do não mô cầu. Hiện nay các loại vắc-xin viêm màng não mô cầu của nhóm huyết thanh A, B mang lại nhiều hiệu quả cao. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nhóm W, X, C trong khi mỗi năm có gần 30.000 người bệnh mắc viêm não mô cầu liên quan đến nhóm vi khuẩn này. Các loại vắc-xin được sử dụng hiện nay gồm vắc-xin Mengoc BC và vắc-xin Menactra.

Vắc-xin Mengoc phòng bệnh do các nhóm vi khuẩn B, C gây ra:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu dành cho trẻ em từ 6 tuổi đến người trưởng thành 45 tuổi;
  • Mũi 2: Thời gian tiêm cách mũi 1 khoảng 6 – 8 tuần.

Vắc-xin Menactra phòng bệnh do các nhóm vi khuẩn A, C, Y, W – 135 và được khuyến cáo tiêm ở nhóm đối tượng từ 6 – 55 tuổi:

  • Trẻ em từ 9 – 23 tháng tuổi: Tiêm hai mũi cách nhau 3 tháng;
  • Trẻ em từ 24 tháng đến người trưởng thành 55 tuổi: Tiêm một liều duy nhất.

Để phòng tránh các nguy cơ mắc viêm não mô cầu và giảm nguy cơ lây lan cộng đồng, Bộ Y Tế khuyến cáo mọi người dân nên thực hiện tốt các biện pháp dự phòng như sau:

  • Vệ sinh cá nhân tốt và sạch sẽ: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để súc miệng, xây dựng thói quen rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng sát khuẩn sau khi tiếp xúc với các vật dụng nơi công cộng.
  • Không tiếp xúc gần với người bệnh, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn, bát đũa, cốc uống nước...
  • Đeo khẩu trang tại nơi đông người.
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và giữ môi trường thông thoáng...
  • Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, buồn nôn và nôn, đau đầu, cứng cổ... người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em và người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Viêm não mô cầu là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, trang bị những kiến thức y học về bệnh lý là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người.Bên cạnh vắc-xin ngừa viêm màng não do não mô cầu.


Vắc-xin Menactra phòng bệnh viêm não mô cầu do các nhóm vi khuẩn A, C, Y, W
Vắc-xin Menactra phòng bệnh viêm não mô cầu do các nhóm vi khuẩn A, C, Y, W

4. Phòng bệnh viêm não mô cầu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe