Bệnh viêm màng não mô cầu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm màng não mô cầu ở trẻ em là loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 1.000 người mắc bệnh viêm màng não mô cầu bao gồm hai dạng là viêm màng não và nhiễm trùng máu.

1. Bệnh viêm màng não mô cầu ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm màng não mô cầu là một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Vi khuẩn gây bệnh sẽ làm cho lớp màng bao phủ não và tủy sống bị viêm, nó cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Bệnh viêm màng não mô cầu nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời, bệnh vẫn có thể để lại những di chứng lâu dài hoặc có thể gây tử vong.

Viêm màng não có thể dẫn đến tình trạng sốc, hôn mê và tử vong chỉ trong vòng vài giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Cứ 10 người bị bệnh thì có khoảng 1 - 2 người tử vong vì nhiễm trùng, ngay cả khi được điều trị nhanh chóng và đúng phương pháp.

Có khoảng 1/5 bệnh nhân có các biến chứng nghiêm trọng. Khoảng 15% bệnh nhân sống sót bị các khuyết tật như: điếc, tổn thương não, các vấn đề về thần kinh.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mô cầu ở trẻ em

Bệnh viêm màng não có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trong bệnh viêm màng não mô cầu, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Neisseria meningitidis, còn được gọi là não mô cầu.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, vi khuẩn não mô cầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm màng não do vi khuẩn. Còn ở người lớn, vi khuẩn não mô cầu là nguyên nhân phổ biến thứ hai.


Bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra
Bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra

Vi khuẩn não mô cầu có thể gây nhiễm trùng ở một số bộ phận trên cơ thể con người như:

  • Da
  • Đường tiêu hóa
  • Đường hô hấp

Sau đó loại vi khuẩn này có thể lây lan qua máu đến hệ thống thần kinh. Khi đến đây, nó sẽ gây viêm màng não. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập trực tiếp vào hệ thống thần kinh khi bệnh nhân bị chấn thương đầu nghiêm trọng, hay phẫu thuật hoặc nhiễm trùng.

Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ em sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu cao nhất.

Vi khuẩn não mô cầu có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua chất tiết từ đường hô hấp, cổ họng khi ho, hắt hơi, hôn hoặc do tiếp xúc lâu dài, đặc biệt là sống trong cùng một gia đình. Bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ một người khỏe mạnh. Điều may mắn cho chúng ta đó là loại vi khuẩn này khó lây lan hơn virus gây cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm.

3. Triệu chứng bệnh viêm màng não mô cầu

Bệnh não mô cầu có thể dẫn đến hai tình trạng đó là viêm màng não và nhiễm trùng máu. Những biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng thường xuất hiện trong vòng từ 3 - 7 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Cả hai tình trạng này đều rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

3.1. Viêm màng não do não mô cầu

Khi bệnh nhân bị viêm màng não do não mô cầu có nghĩa là lớp màng bao phủ não và tủy sống bị nhiễm trùng và sưng lên. Khi đó người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:

  • Đột ngột sốt, nhức đầu và cứng cổ.
  • Có thể có thêm các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, nhầm lẫn

Ở trẻ sơ sinh, có thể khó nhận thấy hoặc không có các triệu chứng này. Thay vào đó, em bé có thể xuất hiện các biểu hiện như:

  • Chậm hoặc không hoạt động
  • Dễ kích thích
  • Nôn mửa
  • Ăn kém.

3.2. Nhiễm trùng máu do não mô cầu

Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng máu do não mô cầu, có nghĩa là vi khuẩn não mô cầu khi xâm nhập vào máu đã nhân lên và làm hỏng các thành mạch máu, gây chảy máu vào da và các cơ quan khác.

Các triệu chứng của nhiễm trùng máu do não mô cầu có thể bao gồm:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Tay chân lạnh
  • Đau dữ dội hoặc đau ở cơ, khớp, ngực, bụng
  • Thở nhanh
  • Phát ban màu tím sẫm.

4. Bệnh viêm màng não mô cầu có điều trị được không?

Bệnh viêm màng não mô cầu là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể điều trị được. Chính vì vậy để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, bệnh nhân cần phải nhanh chóng điều trị, hãy đến phòng cấp cứu hoặc gọi xe cứu thương ngay khi:

  • Có các triệu chứng của viêm màng não do não mô cầu;
  • Các triệu chứng không cải thiện khi điều trị;
  • Nghi ngờ đã tiếp xúc với bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu.

Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm màng não do não mô cầu. Bác sĩ sẽ điều trị bằng các thuốc kháng sinh như Penicillin hay Ceftriaxone qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch. Cùng với đó là thuốc điều trị các triệu chứng khác nếu cần. Ngoài việc điều trị cho bệnh nhân, những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng phải dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng xảy ra.


Bệnh viêm màng não sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh
Bệnh viêm màng não sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh

5. Vắc-xin phòng bệnh não mô cầu ở trẻ em

Tuy nhiên, dù được điều trị một cách nhanh chóng và đúng phương pháp thì cứ 10 người sẽ có khoảng 1 - 2 người tử vong do nhiễm trùng, những người còn sống có thể mắc phải một số di chứng tổn thương não, hoại thư, liệt, điếc,...

Chính vì vậy phương pháp phòng bệnh bằng tiêm vắc-xin não mô cầu là cách tốt để ngăn ngừa bệnh viêm màng não mô cầu ở trẻ em và cả người lớn.

Các loại vắc-xin não mô cầu được sử dụng:

  • Vắc-xin kết hợp não mô cầu (MCV4): một trong những vắc xin này là Menactra được sử dụng cho cho những người từ 9 tháng tuổi đến 55 tuổi. Loại khác là Menveo được sử dụng cho độ tuổi từ 2 - 55 tuổi.
  • Vắc-xin polysacarit não mô cầu (MPSV4): vắc-xin này được sử dụng từ những năm 1970 để chống lại hầu hết các dạng bệnh viêm màng não mô cầu. Vắc-xin sử dụng cho đối tượng từ 9 tháng tuổi đến 55 tuổi.
  • Vắc-xin Serogroup B Meningococcal B (MenB): có hai loại là Trumenba (MenB-FHbp) và Bexsero (MenB-4C). Cả hai loại vắc-xin này đều được sử dụng cho độ tuổi từ 10 - 24 tuổi, nhưng cũng có thể sử dụng cho người lớn tuổi.

Mặc dù các loại vắc-xin này không thể ngăn ngừa tất cả các loại bệnh não mô cầu, nhưng chúng giúp phòng ngừa những chủng vi khuẩn dễ gây bệnh và nguy hiểm nhất.

Các bác sĩ khuyên nên tiêm một liều vắc-xin MCV4 cho trẻ em 11 tuổi và sau đó tiêm nhắc lại khi 16 tuổi. Hoặc tiêm liều đầu tiên trong độ tuổi từ 13 - 15, sau đó tiêm nhắc lại khi 16 - 18 tuổi. Với những người từ 16 - 18 tuổi không có nguy cơ cao cũng nên tiêm phòng não mô cầu bằng vắc-xin MenB.

Những người có nguy cơ cũng nên tiêm vắc-xin, bao gồm:

  • Những người nghĩ rằng đã tiếp xúc với bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu;
  • Sinh viên đại học sống trong ký túc xá;
  • Tân binh trong quân đội;
  • Người đi du lịch đến các khu vực như châu Phi, nơi thường gặp bệnh viêm màng não mô cầu;
  • Nhân viên phòng thí nghiệm thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn não mô cầu.

Không nên tiêm vắc-xin khi:

  • Đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở lần tiêm trước đó;
  • Bị dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin;
  • Đã từng bị hội chứng Guillain-Barre hoặc viêm não lan tỏa cấp tính.

Sau khi tiêm vắc-xin, bạn có thể bị đau nhẹ hoặc đỏ ở vị trí tiêm, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn xuất hiện các phản ứng mạnh với vắc-xin, hãy gọi ngay cho bác sĩ:

  • Sốt cao
  • Yếu
  • Dấu hiệu phản ứng dị ứng như: khó thở, nhịp tim nhanh hoặc chóng mặt.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp các chương trình tiêm chủng viêm màng não mô cầu sử dụng hai loại vắc-xin não mô cầu:


Trung tâm tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Trung tâm tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin ngừa viêm màng não do não mô cầu. Ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp khách hàng có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Đối với khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, immunize.org, cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe