Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa được coi là bệnh tiểu đường. Bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường khi lượng glucose trong máu khi đói cao hơn 126mg/dL.
1. Tại sao cần điều trị bệnh tiền đái tháo đường?
Bệnh tiền đái tháo đường là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh đái tháo đường và cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Điều trị bệnh tiền đái tháo đường mới mục tiêu đưa glucose máu trở về bình thường nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển thành đái tháo đường. Thêm vào đó, điều trị tiền đái tháo đường giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch thông qua phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm.
2. Mục tiêu điều trị bệnh tiền đái tháo đường là gì?
- Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như bằng mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, HbA1c < 5.7%
- Giảm cân ít nhất 3-7% cân nặng ở người thừa cân/ béo phì và duy trì ở mức đó
- Đạt được hoạt động thể lực cường độ trung bình tối thiểu 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần
- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch ( nếu có) bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bỏ thuốc lá
3. Phương pháp điều trị chủ yếu bệnh tiền tiểu đường như thế nào?
Thay đổi lối sống và tăng cường hoạt động thể lực là biện pháp điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tiền tiểu đường.
Một số khuyến cáo về chế độ ăn và tập thể dục cho người bệnh tiền ĐTĐ như sau:
3.1 Khuyến cáo về dinh dưỡng
- Khuyến cáo áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm chất béo
- Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nguyên hạt, giàu chất xơ, rau, hoa quả, không gia công chế biến công nghiệp, chất béo không no ( dầu thực vật, cá)
- Một số thực phẩm được chứng minh có thể giảm nguy cơ tiền đái tháo đường, đái tháo đường như: Các loại hạt, dâu, sữa chua, cà phê, trà được khuyến khích sử dụng
- Hạn chế thực phẩm như thịt đỏ, đồ ngọt, thức ăn chứa mỡ bão hoà ( mỡ động vật)
- Người không thừa cân, béo phì : không cần giảm cân, chỉ cần thay đổi sự lựa chọn thực phẩm
3.2 Khuyến cáo về hoạt động thể lực
- Duy trì hoạt động tập luyện và hoạt động thể lực nhằm tiêu hao khoảng 700 calo/ tuần
- Mức độ tập luyện cường độ trung bình 150 phút/ tuần hay ít nhất 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần
- Giảm thời gian ngồi tĩnh tại
- Lưu ý người mắc bệnh tim mạch cần được bác sĩ đánh giá bệnh tim mạch trước luyện tập
4. Bệnh nhân tiền ĐTĐ khi nào cần điều trị bằng thuốc
Metformin là nhóm thuốc chính được chỉ định điều trị tiền đái tháo đường. Metformin được chỉ định khi :
- Sau 3 tháng áp dụng chế độ ăn và tập luyện không kiểm soát được HbA1c < 5.7%
- Glucose máu tăng dần trong những lần theo dõi kế tiếp
Ngoài ra, Metformin được chỉ định ngay từ khi phát hiện tiền ĐTĐ nếu kèm theo 1 trong các tiêu chí sau:
- BMI ≥ 25 kg/m2
- Người < 60 tuổi
Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose và một số nguy cơ khác: ( HbA1c > 6%, THA, HDL c < 0.9 mmol/l, triglyceride > 2.52 mmol/l, tiền sử gia đình đời thứ nhất bị ĐTĐ)
Những người mắc tiền đái tháo đường thường ít phát hiện ra bệnh nếu chỉ dựa vào dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi và khám định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời tránh nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Tại Vinmec không chỉ nổi bật bởi dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Tại đây còn hội tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao như: TS.BS Lê Bá Ngọc đã có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Nội tiết - Đái Tháo Đường. Là bác sĩ điều trị tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai. Đồng thời là giảng viên kiêm nhiệm bộ môn Nội tổng hợp tại trường Đại học Y Hà Nội. Bên cạnh đó, bác sĩ Ngọc cũng tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên ngành Nội tiết - Đái tháo đường tại các nước có nền y học thế giới.
Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM