Người bệnh suy tim ăn uống như thế nào rất quan trọng trong điều trị và hồi phục. Để có thể điều trị suy tim hiệu quả và an toàn nhất, người bệnh cần có một thực đơn khoa học, phối hợp đa chất cũng như tránh nhiều nhóm thực phẩm có hại cho bệnh theo các nguyên tắc cơ bản.
. Bệnh suy tim ăn uống như thế nào? Những thực phẩm mà người suy tim nên tránh?
1.1 Muối và các thực phẩm giàu Natri
Trong giai đoạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn cần cắt giảm tối đa muối và các sản phẩm ăn uống nhiều Natri. Việc sử dụng muối trong thực phẩm sẽ khiến người bệnh tăng giữ nước, dễ khiến người bệnh bị suy tim nặng hơn.
Với thực đơn ít muối (lý tưởng nhất là dưới 1500mg natri/bữa), những bệnh nhân đang điều trị suy tim nặng nên cắt bỏ muối hoàn toàn trong sinh hoạt hằng ngày.
1.2 Chất béo và thực phẩm sinh hơi
Chất béo luôn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, trong đó có cả suy tim. Từ đó, hãy hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, món ăn chiên/xào/rán nhiều dầu mỡ.
Thay vào đó, hãy đổi sang thực đơn kết hợp các món cá ít muối, thịt nạc trắng không da và chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc ít nhất là chiên không dầu.
2. Thực phẩm mà người suy tim nên tăng cường
2.1 Thực phẩm giàu chất xơ
Hỗ trợ rất tốt song song với thuốc điều trị suy tim, nhóm thức ăn giàu chất xơ như các loại rau có màu xanh, ngũ cốc, trái cây tươi (theo màu cầu vồng) sẽ cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên, có lợi cho sức khỏe tim mạch của người bệnh.
2.2 Thực phẩm cung cấp khoáng chất
Không chỉ ở thực phẩm, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cũng nên bao gồm cả bổ sung các khoáng chất tự nhiên – đặc biệt là kali. Trong thời gian trị bệnh, bệnh nhân thường sẽ sử dụng thuốc lợi tiểu khiến kali trong cơ thể suy giảm. Từ đó, bạn nên cung cấp các loại thực phẩm tự nhiên như chuối, bông cải xanh, bơ để có thể bổ sung lại lượng khoáng chất này.
3. Các chú ý cần thiết cho lối sống ăn uống thường ngày của người mắc bệnh suy tim
3.1 Khi nấu ăn và dùng thực phẩm tại nhà
● Không dừng lại ở việc mắc bệnh suy tim ăn uống như thế nào, bạn cần phải tập trung thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình:
● Giảm bớt việc dùng muối và gia vị mặn, thay vào đó hãy dùng thảo mộc hoặc gia vị có nguồn gốc từ thực vật như nấm
● Tránh ăn thức ăn nhanh, các loại mì gói hoặc thực phẩm đóng hộp
● Tập trung mua các loại thực phẩm có dán nhãn “không muối” hoặc “ít muối” để chế biến
3.2 Khi dùng thức ăn bên ngoài
● Có thể yêu cầu nhà hàng/quán ăn cho ít muối/bột ngọt
● Tránh dùng các loại tương cà/tương ớt và phô mai đi kèm để giảm muối
● Tránh ăn đồ chiên dầu mỡ, ăn các món hấp, nướng hoặc chưng cách thủy
● Tránh các loại thịt ngâm muối hoặc thịt nhiều mỡ và da béo
3.3 Khi cảm giác chán ăn/lạt miệng
● Vẫn giữ chế độ ăn kiêng nhưng trải ra thành nhiều bữa ăn cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng
● Tập trung ăn nhiều hơn vào lúc thèm ăn, nhưng đảm bảo tổng lượng ăn trong ngày vẫn như cũ
● Có thể thay đổi sang các loại đồ ăn vặt như ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua không béo, rau trộn
Song song với quá trình điều trị bệnh suy tim, các biện pháp chung về dinh dưỡng – đặc biệt giáo dục cho cả bệnh nhân và người chăm sóc cũng là yếu tố rất quan trọng. Mọi người cần điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống hằng ngày để có thể hỗ trợ quá trình sử dụng thuốc điều trị suy tim với bác sĩ.