Bệnh lao và cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh lao là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, bởi nó có tính truyền nhiễm và có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người. Vì vậy, bệnh lao thường khó kiểm soát được sự lây lan, thậm chí ngay cả khi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa cẩn thận, người bình thường vẫn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn lao từ người bệnh thông qua tiếp xúc một hoặc nhiều lần.

1. Mức độ nguy hiểm của bệnh lao

Khi các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ phát triển bệnh và làm tổn thương phổi cũng như hệ hô hấp, thậm chí nó có thể tấn công sang các cơ quan khác của cơ thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài mà không được điều trị sớm có thể dẫn tới tử vong.

2. Các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lao

2.1 Chẩn đoán bệnh lao

Để chẩn đoán chính xác bệnh lao, bác sĩ sẽ dựa trên các đánh giá y khoa, bao gồm:

  • Bệnh sử của bệnh nhân
  • Thăm khám lâm sàng
  • Kiểm tra nhiễm khuẩn lao qua các xét nghiệm, gồm xét nghiệm lao qua da và xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang phổi
  • Xét nghiệm đàm

2.2 Các xét nghiệm bệnh lao

Phản ứng lao tố (xét nghiệm lao qua da): xét nghiệm này còn có tên gọi khác là xét nghiệm Mantoux. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm bằng cách tiêm một lượng nhỏ dung dịch tuberculin vào phần da dưới cánh tay của bệnh nhân. Người được làm xét nghiệm sẽ phải quay lại trong vòng 48-72 giờ để bác sĩ có thể kiểm tra phản ứng trên cánh tay. Kết quả của xét nghiệm lao qua da sẽ dựa trên kích thước của vùng cứng, sưng tấy hoặc nhô lên, nguy cơ của người bị nhiễm khuẩn lao và diễn biến của bệnh:

  • Kết quả dương tính: tức là cơ thể bệnh nhân đã nhiễm khuẩn lao. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung để xác định xem người bệnh đang nhiễm lao dạng tiềm ẩn hay mắc bệnh lao.
  • Kết quả âm tính: tức là cơ thể người bệnh không phản ứng với xét nghiệm và không có nguy cơ bị nhiễm lao tiềm ẩn hoặc mắc bệnh lao.

Xét nghiệm máu (xét nghiệm phóng thích interferon-gamma hoặc IGRAs): xét nghiệm giúp đo phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh lao. dùng để đo sự phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh lao. Xét nghiệm IGRA sẽ đo mức độ phản ứng mạnh mẽ của hệ miễn dịch đối với vi khuẩn lao thông qua thực hiện xét nghiệm máu. Phương pháp này được thực hiện cho những trường hợp sau:

  • Những người đã tiêm chủng vắc xin Bacille Calmette–Guérin (BCG)
  • Những người khó có thể quay lại cuộc hẹn thứ hai để kiểm tra phản ứng với xét nghiệm lao qua da

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp CT hoặc X-quang phổi khi kết quả xét nghiệm lao qua da là dương tính. Thông qua hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ thấy trong phổi có các đốm trắng hoặc những thay đổi ở phổi do bệnh lao đang hoạt động.

Xét nghiệm đàm: bác sĩ sẽ lấy mẫu đàm (chất nhầy khi bệnh nhân ho ra) nếu chụp X-quang phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh lao. Các mẫu đàm được lấy giúp xét nghiệm khuẩn lao và kiểm tra các chủng lao kháng thuốc. Các xét nghiệm này thường mất khoảng 4 - 8 tuần để hoàn thành.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.


Bệnh nhân chụp CT tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bệnh nhân chụp CT tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

3. Điều trị bệnh lao

3.1 Phương pháp điều trị nhiễm lao dạng tiềm ẩn

Những bệnh nhân nhiễm lao dạng tiềm ẩn sẽ được chỉ định điều trị để ngăn chặn phát triển bệnh lao. Việc điều trị cho những người nhiễm lao tiềm ẩn cũng dễ dàng hơn nhiều vì họ có nhiễm ít vi khuẩn lao. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm lao dạng tiềm ẩn, bao gồm: Rifampin (RIF), Isoniazid (INH) và Rifapentine (RPT).

3.2 Phương pháp điều trị bệnh lao

Có thể điều trị bệnh lao bằng nhiều loại thuốc khác nhau trong vòng 6-9 tháng. Hiện nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt khoảng 10 loại thuốc phù hợp để điều trị bệnh lao. Trong đó, các loại thuốc kháng lao là lựa chọn đầu trong phác đồ điều trị. Những loại thuốc này bao gồm: Isoniazid (INH), Ethambutol (EMB), Rifampin (RIF) và Pyrazinamide (PZA).

Dưới đây là phác đồ điều trị thông thường của bệnh lao:

  • Phác đồ đầu tiên là sự kết hợp của 4 loại thuốc, gồm isoniazid, pyrazinamid, rifampicin và ethambutol trong 2 tháng. Khi vi khuẩn lao phân lập đủ nhạy với thuốc, người bệnh có thể ngừng sử dụng ethambutol.
  • Phác đồ tiếp theo là sự kết hợp của hai loại thuốc, gồm isoniazid và rifampicin trong 4 tháng.

Lưu ý rằng, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, sử dụng đúng, đầy đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh dừng thuốc quá sớm, bệnh sẽ có khả năng tái phát trở lại. Đối với những trường hợp dùng thuốc không đúng cách sẽ làm cho những vi khuẩn lao còn hoạt động trở nên kháng những loại thuốc này. Bệnh lao kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn, tốn kém hơn.

Đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh lao bằng thuốc pyrazinamide nên thực hiện xét nghiệm acid uric huyết thanh định kỳ. Những bệnh nhân sử dụng thuốc ethambutol để điều trị thì nên đi kiểm tra thị lực và tình trạng mù màu xanh/đỏ định kỳ.


Người bệnh nhiễm lao cần được điều trị và thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa
Người bệnh nhiễm lao cần được điều trị và thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa

4. Những lưu ý khi điều trị bệnh lao

Khi điều trị bệnh lao, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Uống thuốc theo đúng lịch (có thể sử dụng hộp chia thuốc hàng ngày)
  • Hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
  • Tái khám đúng hẹn
  • Có ý thức giữ gìn, cẩn thận không lây bệnh cho người khác
  • Giữ vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Báo ngay cho bác sĩ khi có các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, ho kèm đờm đổi màu hoặc có máu, các triệu chứng không thuyên giảm mặc dù đang sử dụng thuốc

Việt Nam hiện đang sử dụng vắc-xin BCG cho việc tiêm phòng bệnh lao ở trẻ em. Để vắc xin phòng lao mang lại kết quả tối ưu nhất, cần phải tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin BCG được sản xuất bởi công ty Vắc-xin và sinh phẩm Y tế, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
  • Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc xin phòng bệnh tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Hiện Bác sĩ đang làm việc tại phòng khám đơn nguyên vaccine thuộc trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, mayoclinic.org, cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe