Tình trạng bé ngủ hay lắc đầu thường khiến nhiều các bậc cha mẹ lo lắng, đặc biệt là khi tần suất ngày trở một nên dày đặc hơn. Vậy trẻ lắc đầu khi ngủ có đáng lo không và nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cùng Vinmec tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân khiến bé ngủ hay lắc đầu là gì?
Trong những năm đầu tiên, trẻ nhỏ đã hình thành các phản xạ tự nhiên và vận động cơ thể như: cười,. mút tay, nhấc chân đi và bắt đầu bibo học nói. Khi bé ngủ hay lắc đầu nhiều cha mẹ bắt đầu cảm thấy lo lắng. Thực tế, trong nhiều trường hợp, bé sơ sinh được 1 tháng tuổi đã có thể tự quay đầu. Khi bắt đầu lớn hơn thì các kỹ năng cũng sẽ tăng lên, các cơ xung quanh cổ cũng phát triển hỗ trợ động tác quay đầu. Chính vì thế, nguyên nhân khiến trẻ lắc đầu khi ngủ có thể là do:
Trẻ lắc đầu kiểm soát cơ thể mình
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có động tác lắc đầu như một phần để kiểm soát cơ thể của mình. Hệ cơ của trẻ đang phát triển và trẻ cũng muốn được khám phá nhiều hơn nên khi thấy trẻ lắc đầu thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy chú ý quan sát trẻ, trong trường hợp trẻ lắc đầu liên tục thì có thể đưa con đi khám để nhận được lời tư vấn từ bác sĩ.
Bé ngủ hay lắc đầu khi ngủ có thể là do mệt mỏi
Trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ có sao không là vấn đề rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Thực tế, hiện tượng này xảy ra có thể là do cách bé tự ru mình ngủ khi còn cảm thấy mệt mỏi và muốn đi sâu vào giấc ngủ nhanh hơn. Vì vậy nếu trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục thì mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Nguyên nhân do bệnh viêm tai giữa
Đôi khi, các bệnh lý tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm nướu cũng có thể là nguyên nhân khiến bé ngủ hay lắc đầu liên tục để cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, trẻ lắc đầu khi ngủ cũng có thể xảy ra trong thời kỳ trẻ mọc răng.
Nếu mẹ lo ngại về con đang bị sốt, cảm lạnh, cúm hay đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó liên quan đến nhiễm trùng và thấy con lắc đầu liên tục cả khi ngủ và thức thì nên đưa con đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời.
Do trẻ bị thiếu canxi
Nếu khi trẻ ngủ và có hiện tượng lắc đầu liên tục kèm theo một số triệu chứng bất thường như rụng tóc, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc thì có thể trẻ đang bị thiếu canxi. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý để thay đổi thực đơn dinh dưỡng cho con.
Trẻ gặp các vấn đề về thần kinh
Tình trạng bé ngủ hay lắc đầu không hẳn là do mắc các vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên, nếu tần suất xảy ra liên tục và đi kèm một số hiện tượng như bất thường như nôn trớ, chóng mặt, quấy khóc....thì đó có thể là những dấu hiệu cơ bản khi não bộ bị tổn thương, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vì thế, trong trường hợp này thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
2. Trẻ ngủ hay lắc đầu có đáng lo hay không?
Trẻ ngủ hay lắc đầu có đáng lo hay không là vấn đề được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Nếu trẻ lắc đầu khi ngủ nhưng vẫn phát triển bình thường, khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ thì cha mẹ không cần quá lo lắng, bởi đây là giai đoạn con đang phát triển bản thân, bắt chước, gây sự chú ý với mọi người. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng.
Tuy nhiên, nếu bé ngủ hay lắc đầu kèm một số biểu hiện bất thường thì có thể là do những dấu hiệu bệnh lý ở bên trong cơ thể. Trường hợp này có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ cần đưa con đi khám, xác định nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời.
Các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan khi thấy con thường xuyên lắc đầu. Việc đầu tiên là nên nhắc nhở, hướng dẫn con không nên thực hiện như vậy nếu con đang chơi đùa. Trường hợp đã nhắc nhở nhưng con vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần thì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám ngay để giúp con cơ cơ hội phát triển, vận động như nhiều trẻ khác.
3. Cha mẹ nên làm gì khi bé ngủ hay lắc đầu?
Nếu tình trạng bé ngủ hay lắc đầu khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng thì cha mẹ cũng có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm thiểu tình trạng này.
- Thứ nhất: Cha mẹ không quan tâm, phản hồi hay chú ý hơn khi trẻ đang lắc đầu, bởi vì người lớn càng tập trung chú ý và có hành động ngăn cấm thì trẻ sẽ càng thực hiện quyết liệt hơn.
- Thứ hai: Cần theo dõi tần suất cũng như khoảng thời gian thực hiện giữa các lần để xác định nguyên nhân khiến bé ngủ hay lắc đầu.
- Thứ ba: Cha mẹ hãy dành thời gian chơi cùng con, cho con nghe nhạc để con cảm thấy thoải mái, vui vẻ, giải phóng nguồn năng lượng dư thừa.
- Thứ tư: Nên để phòng ngủ của con thật yên tĩnh, Việc trẻ giật mình tỉnh dậy có thể khiến con lắc đầu nhiều hơn để chìm vào giấc ngủ.
- Thứ năm: Hạn chế thực hiện hành động lắc đầu trước mặt con trẻ, bởi việc này có thể khiến con bắt chước và lặp lại hành động tương tự vào lúc ngủ.
- Thứ sáu: Cha mẹ nên thường xuyên thực hiện massage đầu để con luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
Tóm lại, hành động bé ngủ hay lắc đầu là một hành động khá phổ biến tương tự như những hành động bứt tóc, vung tay chân, hay trẻ tự xoa bụng cho chính mình. Chính vì thế cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng bé ngủ hay lắc đầu. Dù cho đây là một hiện tượng khá phổ biến, ít khi là nguyên nhân do bệnh lý nhưng cha mẹ cũng tuyệt đối chủ quan. Thay vào đó hãy dành thời gian quan sát, theo dõi những biểu hiện để đưa con đi khám, giúp con có cơ hội phát triển bình thường và khỏe mạnh nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.