Con yêu cao lớn và phát triển mỗi ngày luôn là niềm mong mỏi của các bậc làm cha làm mẹ. Chính vì vậy, việc theo dõi cân nặng của bé, nhất là đối với bé gái với độ tuổi của trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe và thể chất của bé yêu để có sự can thiệp kịp thời là điều rất quan trọng. Vậy bé gái 20 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là phù hợp ? Trong bài viết này, mời bạn cùng tham khảo bảng cân nặng chuẩn của bé gái 20 tháng.
1. Vài mốc tăng trưởng của trẻ 20 tháng tuổi
- Trẻ có thể tự đi lại thậm chí chạy nhanh mà không còn cần đến sự trợ giúp của người lớn.
- Các biểu hiện trên mặt trẻ rõ ràng hơn.
- Trẻ thích vuốt ve và cầm nắm những món đồ chơi yêu thích
- Trẻ thường hay ăn vạ, gào khóc khi bị dành đồ chơi hoặc không được thỏa mãn yêu cầu
- Trẻ thường sợ hãi khi không có người thân ở bên cạnh
- Trẻ có thể nói được vài từ hay cụm từ đơn giản, vốn từ có thể được 30 - 70 từ.
2. Bé gái 20 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg ?
Dựa theo bảng cân nặng chuẩn theo WHO là công cụ để các bậc cha mẹ theo dõi được sự tăng trưởng của các bé theo từng mốc thời gian cụ thể. Căn cứ vào đó để xác định được con bạn có đang phát triển bình thường hay có bất thường để từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Bảng biểu theo dõi cân nặng của trẻ gái theo WHO áp dụng cho các trẻ bú sữa mẹ nhưng WHO cũng khuyến nghị có thể dùng cho các trẻ đang uống sữa công thức.
SD là viết tắt của standard deviation - sự lệch chuẩn
- (- SD) : Lệch chuẩn dạng thiếu cân
- M : Đạt chuẩn
- (+ SD) : Lệch chuẩn dạng thừa cân
Khoảng dao động từ - 1SD đến + 1SD được xem là phát triển bình thường, - 2SD đến + 2SD là nguy cơ thiếu cân hoặc thừa cân.
Bảng tiêu chuẩn cân nặng được áp dụng theo từng tháng tuổi của trẻ nhưng trong quá trình phát triển của trẻ sẽ có những biến động như trẻ ốm, mọc răng, chán ăn... sẽ khiến cho các chỉ số không đúng như chuẩn.
Điều quan trọng nhất đó là giúp con gái của bạn tăng cân hợp lý và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp. Có làm được như vậy thì mới có thể giúp trẻ duy trì được cân nặng bình thường sau này.
Là cha mẹ, chúng ta cần đảm bảo cho bé gái 20 tháng tuổi được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ em không thể kiểm soát những gì chúng ăn. Đó là lý do tại sao nhiệm vụ của chúng ta với tư cách là cha mẹ là đặt nền móng cho một lối sống hạnh phúc và lành mạnh trong tương lai, bằng cách cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng phù hợp.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ hay thắc mắc về cân nặng hay sự phát triển của bé gái 20 tháng tuổi của bạn, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa nhi để được chẩn đoán chính xác và có được những lời khuyên hữu ích nhất.
3. Nguyên nhân gây bất thường về cân nặng ở trẻ
3.1. Trẻ chậm tăng cân
Một số yếu tố có thể gây ra tăng cân chậm, từ tình trạng bệnh lý đến khó khăn xã hội hoặc tài chính. Bất cứ điều gì cản trở khả năng tiếp cận thức ăn hoặc khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ đều có thể làm suy giảm sự phát triển của trẻ. Thường thì nó được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố.
Nguyên nhân y tế:
- Sinh non có thể khiến con bạn khó bú cho đến khi các cơ mà chúng sử dụng để hút và nuốt phát triển đầy đủ.
- Hội chứng Down cũng có thể cản trở khả năng bú và nuốt của trẻ.
- Các rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, galactose huyết hoặc phenylceton niệu có thể cản trở khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng của cơ thể.
- Bệnh xơ nang có thể ngăn trẻ hấp thụ calo.
- Dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp thực phẩm có thể hạn chế những thực phẩm mà con bạn có thể ăn mà không cảm thấy ốm yếu.
- Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ thường xuyên bị nôn trớ.
- Bất cứ thứ gì gây tiêu chảy mãn tính đều có thể khiến con bạn không nhận đủ dinh dưỡng.
Nguyên nhân xã hội và tài chính:
- Cha mẹ có thể không chuẩn bị sữa công thức một cách chính xác hoặc không hiểu mức độ cũng như nhu cầu của trẻ.
- Căng thẳng trong gia đình do ly hôn, cái chết hoặc sự đổ vỡ khác có thể khiến trẻ bỏ ăn.
- Nghèo đói có thể khiến cha mẹ khó cung cấp đủ thức ăn cho con cái.
3.2. Trẻ thừa cân
- Bố mẹ không kiểm soát được lượng thức ăn trẻ ăn
- Cho trẻ ăn nhiều loại đồ ăn nhanh không phù hợp lứa tuổi
- Trẻ mắc bệnh về rối loạn chuyển hóa...
4. Lời khuyên dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ có con trong mốc giới hạn lệch chuẩn
4.1. Chậm tăng cân
Cùng với lời khuyên của bác sĩ, điều quan trọng là đảm bảo rằng một chế độ ăn uống giàu calo được thiết kế cho trẻ. Lý do là mặc dù lượng calo được đốt cháy khi gắng sức, nhưng lượng calo tăng thêm sẽ giúp tăng cân. Khi lập kế hoạch cho một chế độ ăn nhiều calo cho con bạn, điều tối quan trọng là đảm bảo rằng nó bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh, thay vì các loại thực phẩm nặng chứa đầy calo rỗng.
Thực phẩm có hàm lượng calo cao không lành mạnh có thể dẫn đến tăng cân, nhưng phải trả giá bằng các chất dinh dưỡng. Hơn nữa, khi trẻ ăn no với thức ăn không lành mạnh, trẻ sẽ không có cảm giác thèm ăn những thức ăn lành mạnh. Nó cũng tạo ra một cơn nghiện nguy hiểm đối với thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều đường có thể dẫn đến các bệnh lối sống khác nhau. Đồng thời, điều quan trọng là phải bổ sung một lượng protein tốt để lượng calo thừa ở dạng khối cơ và không bị tích tụ dưới dạng chất béo.
Bổ sung thường xuyên các nguyên liệu sau vào chế độ ăn của trẻ:
- Bơ
- Chuối
- Đậu xanh
- Khoai tây
- Khoai lang
- Trái cây khô
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, kê
- Sữa: bao gồm cả sữa mẹ và sữa bò
- Các loại thịt nạc, cá...
4.2. Thừa cân
- Hạn chế các chất béo không tốt như mỡ, bơ... hoặc thay mỡ động vật bằng dầu thực vật. Nhưng ngay dầu thực vật cũng không nên dùng nhiều.
- Việc uống sữa vẫn phải duy trì, nhưng nên giảm xuống, ngày 1 lần khoảng 200ml, và nên uống vào buổi sáng.
- Trong bữa ăn, cố gắng bổ sung cho trẻ ăn càng nhiều rau càng tốt
- Hạn chế tối đa các loại đồ ngọt như kẹo, bánh ngọt, bánh nướng...
- Giữa các bữa ăn nếu trẻ đói, có thể cho ăn trái cây ít năng lượng như bưởi
Trường hợp trẻ chậm tăng cân, thấp còi, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong