16 tháng tuổi là giai đoạn trẻ đã biết đi, khám phá và tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Trong giai đoạn này, trẻ có thể bị sụt cân hoặc chậm tăng cân. Vì vậy, các bậc phụ huynh thường băn khoăn trước câu hỏi bé 16 tháng nặng bao nhiêu, có nằm trong mức chuẩn hay không,... Bài viết sẽ phân tích kỹ hơn về chiều cao, cân nặng, chế độ dinh dưỡng,... cho trẻ 16 tháng tuổi để cha mẹ có thể chăm sóc bé tốt nhất.
1. Bé 16 tháng nặng bao nhiêu, cao bao nhiêu?
Bé 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Bé trai sẽ nặng khoảng 9,4 - 11,8kg, trung bình là 10,5kg. Bé gái nặng khoảng 8,7 - 11,2kg, trung bình là 9,8kg. Như vậy, bé 16 tháng nặng 11kg là trong mức tiêu chuẩn. Còn nếu bé 16 tháng nặng 8kg thì bé đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn.
Về chiều cao, bé trai 16 tháng tuổi cao từ 75,4 - 80,2cm, trung bình là 77,5cm. Còn bé gái 16 tháng tuổi cao khoảng 73 - 84,2cm, trung bình là 78,6cm.
Về giấc ngủ, trẻ cần ngủ 11 - 14 tiếng mỗi ngày. Thông thường, bé sẽ ngủ trưa và đi ngủ sớm vào buổi tối. Ngoài ra, ở giai đoạn này, trẻ còn phát triển các kỹ năng về vận động, nhận thức, cảm xúc và giao tiếp xã hội.
2. Bé 16 tháng tuổi biết làm những gì?
Một số cột mốc phát triển đáng chú ý ở trẻ 16 tháng tuổi gồm:
- Chập chững biết đi: Hầu hết trẻ 16 tháng tuổi đều tập đi khá thành thạo. Đây là tiền đề cho cột mốc phát triển vận động tiếp theo của trẻ như leo trèo, chạy, đi lùi, nhảy theo nhạc,...;
- Mọc thêm răng: Ngay từ 16 tháng tuổi, răng nanh của trẻ có thể bắt đầu mọc;
- Luyện sử dụng bô: Mặc dù ở giai đoạn này trẻ vẫn cần chủ yếu là tã, bỉm nhưng bố mẹ vẫn có thể luyện cho bé sử dụng bô từ sớm để trẻ quen với việc ra hiệu cho người lớn khi mình cần đi vệ sinh hoặc biết cách ngồi bô, bồn cầu;
- Tập nói, hát: Khi được 16 tháng tuổi, trẻ thường thích nghe hát và cố gắng hát theo bố mẹ. Bé có thể nói được khoảng 3 từ, thậm chí 15 - 20 từ.
3. Dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng tuổi
Ngoài câu hỏi bé 16 tháng nặng bao nhiêu, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng cho trẻ. Chế độ ăn uống của trẻ 16 tháng tuổi có một số lưu ý sau:
3.1 Lựa chọn thực phẩm tốt cho bé
- Ngũ cốc nguyên cám: Đây là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ 16 tháng tuổi. Cha mẹ có thể chế biến ngũ cốc thành các món ăn thơm ngon cho bé như cháo, cơm nát, súp yến mạch, bánh mì,...;
- Trái cây: Các loại trái cây không chỉ cung cấp chất xơ mà còn chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể của trẻ. Với trẻ 16 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại hoa quả như chuối, xoài, kiwi, dưa hấu,... mỗi ngày để xây dựng thói quen ăn hoa quả cho trẻ từ bé;
- Trứng và thịt: Đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt đối với trẻ 16 tháng tuổi;
- Rau củ: Để tăng thêm khẩu vị cho bé, bạn có thể cho trẻ ăn các món rau luộc hoặc hấp như khoai tây, cà rốt, súp lơ,... kèm nước sốt, giúp bé ăn uống ngon miệng hơn;
- Chất béo: Chất béo có tác dụng dự trữ năng lượng để phục vụ cho mọi hoạt động của cơ thể và giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt hơn. Do đó, trong chế độ ăn của trẻ, cha mẹ nên cho bé hấp thụ những chất béo tốt như dầu dừa, dầu oliu, quả bơ,...;
- Thực phẩm từ sữa: Bên cạnh các sản phẩm sữa bột, phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa,...;
- Các loại hạt và cây họ đậu: Đây là các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, tốt cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên chế biến những món ngon từ đậu đen, đậu xanh, hạt óc chó,... cho bé;
- Thực phẩm giàu chất sắt: Cơ thể trẻ cần sắt để hỗ trợ tạo máu. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ 16 tháng tuổi bằng những thực phẩm giàu chất sắt như gan, cà chua, thịt bò,... Ngoài ra, cần kết hợp những món ăn trên với thực phẩm giàu vitamin C vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.
3.2 Một số lưu ý quan trọng
- Giờ ăn: Tiêu chuẩn ăn 1 ngày của trẻ là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Xen kẽ là các cữ bú sữa mẹ, uống sữa công thức hoặc sữa bò;
- Chế độ dinh dưỡng: Ở thời điểm này, trẻ đã ăn được nhiều loại thực phẩm tương tự như người lớn nên cha mẹ cần đa dạng các nhóm thực phẩm và đổi món thường xuyên để bé ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các món ăn phụ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh khi chế biến cho bé;
- Lượng thức ăn: Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ mới biết đi cần khoảng 1000 calo/ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý khẩu phần ăn của trẻ 16 tháng tuổi chỉ bằng 1⁄4 khẩu phần của người lớn. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều để tránh bé bị nôn trớ do dạ dày còn nhỏ, không kịp tiêu hóa thức ăn;
- Lưu ý khác: Cha mẹ nên tránh nấu đồ ăn riêng cho bé, đặc biệt là bột hay cháo rây nhuyễn vì sẽ không tốt cho sự phát triển răng của trẻ 16 tháng tuổi. Đồng thời, không nên cho trẻ ăn nhiều các loại ngũ cốc đã chế biến, hoa quả đóng hộp, đồ ăn nhanh chế biến sẵn,... Nếu trẻ biếng ăn, không chịu ăn thì có thể do bé đang bị bệnh, sốt, mọc răng,... nên cha mẹ cần đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, nấu đồ ăn mềm để bé dễ nhai và tiêu hóa.
Bài viết đã giúp các phụ huynh nắm được bé 16 tháng nặng bao nhiêu là đạt chuẩn về cân nặng và gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho bé. Các phụ huynh cần theo dõi kỹ sự phát triển của trẻ để nắm được tình trạng sức khỏe, thể chất của bé và có sự can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Ngoài ra, trẻ 16 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong