Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Trẻ 16 tháng tuổi là những thiên thần nhỏ đáng yêu. Bé ở độ tuổi này dần bập bẹ và nhún nhảy theo điệu nhạc, hứng thú với màu sắc. Sức khỏe răng miệng có mối liên quan chặt chẽ với sức khỏe tổng quát. Không nên tách rời hai vấn đề này với nhau.
1. Trẻ 16 tháng tuổi biết làm gì?
Khi được 16 tháng tuổi, trẻ sẽ thích nghe bạn hát những vần điệu và bài hát dành cho trẻ ở tuổi mẫu giáo hoặc cố gắng hát theo bố mẹ bằng vốn từ ngữ ít ỏi của mình. Bé 16 tháng sẽ nói được khoảng 3 từ, nhiều bé thậm chí nói được đến 15-20 từ.
Bạn sẽ rất dễ đoán được sở thích của bé yêu vì trẻ nhỏ có xu hướng thích lặp đi lặp lại một vài hành động.
Mặc dù bố mẹ có thể ngạc nhiên về những điều bé 16 tháng tuổi làm được trong quãng thời gian này nhưng bé yêu sẽ không kiên nhẫn lắm đâu. Đôi khi, thiên thần nhỏ dễ dàng khóc quấy nếu chẳng hài lòng về vấn đề nào đó.
2. Các mốc quan trọng của trẻ 16 tháng tuổi
- Chập chững: Hầu hết trẻ 16 tháng tuổi đều tập đi khá thành thạo. Đây sẽ là tiền đề cho những cột mốc quan trọng tiếp theo như leo trèo, chạy, đi lùi, nhảy giậm chân theo nhạc.
- Mọc răng: Ngay từ 16 tháng tuổi, răng nanh của bé có thể bắt đầu mọc ra rồi đấy.
- Luyện con sử dụng bô: Mặc dù lúc này con vẫn sẽ chủ yếu cần đến tã nhưng bố mẹ vẫn có thể luyện cho bé sử dụng bô ngay từ sớm để con làm quen với việc ra hiệu cho người lớn biết mình cần đi vệ sinh hoặc biết ngồi trên bô, bồn cầu đúng cách.
3. Chế độ dinh dưỡng của trẻ 16 tháng tuổi
Trẻ 16 tuổi có thể được bố mẹ tập cho ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, trẻ 16 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ. Dưới đây là một số thực phẩm cho trẻ chẳng hạn như:
Trẻ 16 tháng tuổi ăn cơm được chưa? 16 tháng tuổi trẻ ăn được nhiều thứ nhưng bà mẹ không nên cho trẻ ăn cơm luôn.
- Trái cây: Trái cây không chỉ giúp cung cấp chất xơ mà còn mang đến lượng vitamin thiết yếu mà cơ thể bé yêu cần. Bạn hãy cho bé 16 tháng tuổi thử nhấm nháp một khẩu phần nhỏ các loại hoa quả như chuối, kiwi, xoài, dưa hấu... mỗi ngày nhằm xây dựng thói quen ăn trái cây của trẻ từ tấm bé nhé.
- Ngũ cốc nguyên cám: Ngũ cốc nguyên cám vẫn là một thành phần thiết yếu trong việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Bạn có thể chế biến các món ăn thơm ngon như cháo, cơm nát, bánh mì, súp từ yến mạch, gạo, lúa mạch đen... và cho trẻ thưởng thức mỗi ngày.
- Chất béo: Ngoài việc dự trữ năng lượng để phục vụ cho quá trình hoạt động của cơ thể, chất béo là yếu tố giúp trẻ 16 tháng tuổi khỏe mạnh và lớn hơn trong những tháng tới. Do đó, bạn cho bé hấp thụ những chất béo tốt như dầu ô liu, dầu dừa, quả bơ...
- Rau củ quả: Để tăng thêm khẩu vị cho bé yêu cũng như tìm hiểu con thích ăn loại rau củ quả nào, bạn hãy thử cho con những món rau luộc hay hấp như khoai tây, súp lơ, cà rốt, bông cải xanh... đi kèm cùng nước sốt nhằm giúp con yêu cảm thấy ngon miệng hơn.
- Trứng và thịt: Trứng và thịt đều là những thực phẩm giàu dưỡng chất và cho trẻ 16 tháng tuổi. Một quả trứng luộc kèm theo thịt băm, rau và cơm đã được tán mềm sẽ trở thành gợi ý khá thú vị cho bữa ăn của bé yêu đấy.
- Sắt: Cơ thể bé yêu cần đến sắt để hỗ trợ tạo máu. Bạn hãy bổ sung sắt cho trẻ 16 tháng tuổi bằng các thực phẩm giàu chất sắt như gan, đậu gà, cà chua, thịt bò. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần phải kết hợp những món ăn trên với các thực phẩm giàu vitamin C, vì vitamin C cho phép cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn.
- Thực phẩm từ sữa: bé 16 tháng uống sữa tươi được không? Bên cạnh các sản phẩm sữa bột, bé yêu nên bổ sung dinh dưỡng từ những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa tươi, sữa chua, váng sữa...
- Các loại hạt và cây họ đậu: Khi nói đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng tuổi, bố mẹ cũng đừng bỏ qua hạt và hạt từ cây họ đậu nhé bởi chúng chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển của con yêu đấy. Bạn có thể thử nấu những món ngon từ đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, hạt óc chó...
4. Chăm sóc răng miệng ở trẻ 16 tháng tuổi
Hạn chế tối đa việc bú bình liên tục trong ngày và bú bình trong lúc ngủ. Chăm sóc răng miệng cho bé 16 tháng tuổi hàng ngày. Khi răng của trẻ bắt đầu mọc vào tháng thứ 6, bạn nên lau sạch răng cho trẻ hàng ngày bằng bàn chải trẻ em mềm, ướt. Vén môi và quan sát răng của trẻ. Nếu bạn nhìn thấy các đốm màu nâu hoặc màu trắng như phấn, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để khám và điều trị. Ngay khi trẻ được một tuổi, cần đưa trẻ đi khám ở nha sĩ.
Sau đây là ba cách quan trọng để bảo vệ nụ cười của trẻ trong giai đoạn chập chững biết đi: giảm bớt số lần ăn bữa phụ của trẻ trong ngày; tránh cho trẻ uống nước có ga, kẹo ngọt và thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên hay bánh quy dính; tránh ăn vặt liên tục. Mỗi lần trẻ ăn kẹo hay thức ăn giàu tinh bột, axit sẽ tấn công răng của trẻ. Axít tấn công càng nhiều thì sâu răng xuất hiện càng nhiều. Nếu bạn quyết định cho trẻ ăn kẹo hay thực phẩm giàu tinh bột, hãy cho trẻ ăn vào bữa chính; giảm số bữa nhẹ xuống 2-3 lần một ngày. Chải răng ít nhất hai lần một ngày.
Chải răng cho trẻ sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm, phù hợp với trẻ nhỏ để làm sạch răng và lợi của trẻ. Nếu trẻ đã biết nhổ sau khi chải răng, hãy cho trẻ chải răng với một lượng kem đánh răng dành cho trẻ em chiết xuất từ thiên nhiên với lượng cỡ bằng hạt đậu. Trẻ có thể bắt đầu thực hành tự chải răng, nhưng bạn sẽ phải giám sát và giúp đỡ trẻ. Đa số trẻ em có thể chải răng thuần thục khi chúng từ 6 tuổi trở lên.
Khi trẻ có những vấn đề về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong