Bé 15 tháng nặng 8kg có phải suy dinh dưỡng nặng?

Khi được 15 tháng tuổi, trẻ bắt đầu trở nên ngoan hơn và tự tin hơn trong việc đi lại và các kiểu vận động độc lập khác. Tuy nhiên, cha mẹ cũng sẽ thấy sự phát triển của trẻ có khuynh hướng chậm lại. Do đó, nhận biết sớm bé 15 tháng nặng bao nhiêu cũng như xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không nhằm kịp thời điều chỉnh.

1. Những mốc phát triển thể chất của trẻ 15 tháng tuổi

Vì mỗi đứa trẻ là duy nhất, thời gian của các mốc phát triển thể chất của trẻ 15 tháng và cách chúng đạt được chỉ số cân nặng hay chiều cao có thể khác nhau giữa các trẻ mới biết đi. Hãy nhớ rằng mọi đứa trẻ đều tăng trưởng theo tốc độ của riêng mình và hãy kiên nhẫn nếu một số cột mốc trẻ đạt được muộn hơn một chút so với những cột mốc khác.

Dưới đây là vài ví dụ về một số mốc quan trọng mà cha mẹ có thể thấy với trẻ 15 tháng tuổi trong tháng này:

Trong năm tuổi thứ hai này, tốc độ phát triển của trẻ có thể chậm hơn so với 12 tháng đầu tiên. Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng với tốc độ chậm hơn và ổn định, đồng thời tốc độ tăng trưởng vòng đầu cũng có thể chậm lại trong khoảng thời gian này. Cha mẹ, bác sĩ nhi khoa hay cô giáo giữ trẻ sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của trẻ khi khám định kỳ bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng quen thuộc từ những lần khám trước.

Theo đó, cân nặng trung bình của trẻ 15 tháng tuổi là 10.4 kg (23 pounds) đối với bé gái và 11.1 kg (24.5 pounds) đối với bé trai. Vì vậy, bé 15 tháng nặng 8kg hay bé 8 tháng nặng 8,5kg được xem là suy dinh dưỡng nặng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cân nặng của trẻ trong những năm đầu đời, ví dụ trẻ sinh nhẹ cân, non tháng, mắc dị tật hay bệnh lý bẩm sinh, nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần... thì sẽ khó đạt cân nặng như tiêu chuẩn. Dù vậy, nếu sự tăng trưởng của các trẻ trong những trường hợp này vẫn tạo thành một đường cong dương tính trên biểu đồ cân nặng - chiều cao của trẻ thì không phải là điều đáng lo ngại. Ngược lại, nếu quan sát trẻ kém tăng trưởng so với tháng trước, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ nhi khoa sớm để được can thiệp đúng cách. Nguyên nhân thường gặp thường là do chế độ ăn uống của trẻ chưa phù hợp. Do đây là giai đoạn chuyển tiếp sang ăn thức ăn dạng đặc, việc không cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong các bữa ăn của trẻ có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

2. Sự phát triển về thể chất khác của trẻ 15 tháng tuổi

Leo trèo: Nếu trẻ đã tự đi lại thành thạo, trẻ có thể đã sẵn sàng cho một thử thách mới — leo cầu thang. Leo lên là giai đoạn đầu tiên của quá trình này và trẻ sẽ rất háo hức luyện tập bằng cách quan sát người lớn. Sau đó, giai đoạn đi xuống cầu thang sẽ khó hơn nên trẻ cần cha mẹ hướng dẫn cách định vị cơ thể để thực hiện điều này một cách an toàn.

Quan sát sự hoạt động của mọi vật xung quanh: Khi trẻ làm quen với thế giới xung quanh, trẻ sẽ bắt đầu hiểu cách thức hoạt động của một số đồ vật, một bước quan trọng trong sự phát triển nhận thức. Ví dụ, trẻ có thể bắt chước người lớn dùng lược chải tóc, vuốt tóc hoặc cầm điện thoại đưa sát mặt.

Kỹ năng ngôn ngữ: 15 tháng tuổi là lúc bé tập nói. Đây giai đoạn phát triển nhảy vọt về ngôn ngữ và tăng vốn từ vựng. Vào khoảng thời gian này, khi trẻ bắt đầu nắm bắt ngôn ngữ, trẻ có thể tự xây dựng vốn từ vựng riêng. Do đó, đây là thời điểm lý tưởng để cha mẹ giúp con học các từ vựng trong cuộc sống hằng ngày bằng cách củng cố cách phát âm chính xác và chỉnh sửa liên tục. Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ cải thiện theo thời gian với sự giúp đỡ của cha mẹ và người lớn xung quanh. Ngược lại, thiếu sự quan tâm của người lớn sẽ làm trẻ chưa nói hay chậm nói.


Bé 15 tháng nặng 8kg phát triển kèm theo một số hoạt động thể chất
Bé 15 tháng nặng 8kg phát triển kèm theo một số hoạt động thể chất

Tiếp xúc thân thể: Những cái ôm hôn và tiếp xúc da kề da không chỉ là những khoảnh khắc gắn kết ấm áp giữa trẻ và người lớn mà còn có thể đem lại cảm giác an toàn của trẻ. Do đó, cha mẹ nên thường xuyên ôm trẻ và dành thời gian âu yếm tại các thời điểm nhất định trong ngày, như trước khi đi ngủ mỗi tối hay chia tay đi vào lớp học mỗi sáng sẽ giúp trẻ yên tâm hơn, không phải lo lắng bị bỏ rơi.

3. Cách nuôi dưỡng bé 15 tháng tuổi

Ba bữa ăn nhỏ và hai bữa ăn nhẹ xen kẽ là một chế độ dinh dưỡng tốt để cho trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu trẻ đòi ăn tất cả mọi thứ trong tầm mắt vào một ngày trong khi từ chối một số loại thực phẩm hoặc thậm chí các bữa ăn ngay vào ngày hôm sau. Những khác biệt về cảm giác thèm ăn này có thể là kết quả tự nhiên của những thứ như thay đổi mức độ hoạt động, thay đổi quá trình trao đổi chất và thúc đẩy tăng trưởng.

Hơn nữa, cha mẹ cũng đừng lo lắng nếu trẻ không muốn ăn thức ăn bạn đã chuẩn bị cho trẻ. Ví dụ: nếu trẻ chưa muốn bữa trưa của mình, hãy để dành bữa trưa đó để sau này khi trẻ có thể đổi ý và vui vẻ ăn.

Để đảm bảo trẻ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, hãy cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau vào mỗi bữa ăn, bao gồm:

  • Thực phẩm protein như thịt, cá, thịt gia cầm và trứng
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa bò và sữa chua
  • Hoa quả và rau
  • Ngũ cốc và tinh bột như ngũ cốc, bánh mì, mì ống, khoai tây và gạo.

Hãy nhớ rằng, mặc dù trẻ có thể không ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng vào một ngày cụ thể, nhưng trong một vài ngày, chế độ ăn của trẻ sẽ cân bằng về tổng thể và trẻ sẽ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và khỏe mạnh, phòng tránh suy dinh dưỡng.

4. Thời gian ngủ của trẻ 15 tháng tuổi

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển tối ưu của trẻ về cân nặng lẫn chiều cao. Khi được 15 tháng tuổi, trẻ cần ngủ khoảng 12 đến 14 giờ mỗi ngày, bao gồm 1 hoặc 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Để giúp đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc, hãy tạo thói quen đi ngủ đều đặn. Dưới đây là một số nguyên tắc cần nghiêm túc tuân thủ:

Bám sát vào đồng hồ. Cố gắng giữ giờ đi ngủ và thời gian ngủ trưa giống nhau mỗi ngày. Bằng cách đó, trẻ có nhiều khả năng cảm thấy buồn ngủ hơn khi thời gian dành cho giấc ngủ kéo dài.


Ngoài vấn đề bé 15 tháng nặng bao nhiêu, cha mẹ nên quan tâm đến giấc ngủ của trẻ
Ngoài vấn đề bé 15 tháng nặng bao nhiêu, cha mẹ nên quan tâm đến giấc ngủ của trẻ

Dành ra một chút thời gian yên tĩnh. Tránh hoạt động mạnh và tránh chơi những trò thú vị ngay trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ sẵn sàng đi ngủ. Kể chuyện, nghe nhạc thư giãn hoặc tắm nước ấm đều là những ví dụ điển hình về những việc cha mẹ có thể làm để giúp trẻ được thư giãn.

Đảm bảo sự yên tâm cho trẻ: Cha mẹ có thể cho trẻ ngủ chung với chiếc gối ôm, thú nhồi bông hoặc món đồ chơi yêu thích nếu trẻ thấy nó dễ chịu. Những đồ vật chuyển tiếp này có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn và giúp trẻ tự an ủi nếu có thức giấc trong đêm.

Cung cấp một chút ánh sáng. Cha mẹ có thể cân nhắc trang bị đèn ngủ cho trẻ mới biết đi hoặc mở hé cửa phòng ngủ của trẻ để căn phòng không tối đen như mực.

Kiên nhẫn. Phải mất một thời gian để trẻ mới biết đi có thể thiết lập thói quen ngủ tốt và thỉnh thoảng thức dậy vào ban đêm là điều bình thường. Luôn khuyến khích và cố gắng tránh đáp ứng nhu cầu của trẻ theo cách tiêu cực. Điều này sẽ giúp trẻ biết rằng trẻ có thể tin tưởng cha mẹ luôn ở đó khi trẻ thực sự cần và biết được điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi tự xoa dịu bản thân để tự ngủ trở lại.

Tóm lại, khi trẻ được 15 tháng tuổi là một cột mốc cần thăm khám định kỳ nhằm đánh giá cân nặng và chiều cao của trẻ cần đạt được trên biểu đồ tăng trưởng. Theo đó, bé 15 tháng nặng 8kg hay 8,5kg được xem là suy dinh dưỡng vì cân nặng trung bình tại lứa tuổi này là 10.4 kg đối với bé gái và 11.1 kg đối với bé trai. Nguyên nhân trẻ nhẹ cân trong giai đoạn này thường do chế độ ăn chưa phù hợp. Do đó, cha mẹ nên tăng cường dưỡng chất trong từng bữa ăn chính và cả bữa ăn phụ nhằm đảm bảo nền tảng phát triển cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ 15 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe