Ăn bắp (ngô) là món ăn này cực kỳ giàu chất xơ và carbohydrate phức tạp, có nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa lành mạnh rất tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, bạn phải biết cách nấu lý tưởng để việc ăn bắp hỗ trợ cho nỗ lực giảm cân của bạn. Vậy ăn bắp có giúp bạn giảm cân không?
1. Tổng quan về ngô
Ngô vừa được coi là một loại rau vừa là một loại ngũ cốc.
Ngô (hay bắp) là một loại hạt ngũ cốc phổ biến trên khắp thế giới và đã được đưa vào các bữa ăn trong nhiều thế kỷ qua. Ngô là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin cũng như các loại khoáng chất.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích liên quan đến sức khỏe, bao gồm cả việc hỗ trợ giảm cân thì ngô cũng được biết đến là loại thực phẩm có lượng đường cao, có thể làm tăng đường huyết. Ngoài ra, ngô cũng là một trong những loại cây trồng dễ bị biến đổi gen trong canh tác.
2. Hàm lượng dinh dưỡng trong ngô
Ngô chứa nhiều tinh bột và chứa nhiều chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất. Ngoài ra, nó cũng chứa tương đối ít protein và chất béo.
Một cốc (tương đương 164 gam) ngô ngọt vàng chứa:
- Lượng năng lượng: 177 calo
- Carbs: 41 gram
- Chất đạm: 5,4 gam
- Chất béo: 2,1 gam
- Chất xơ: 4,6 gam
- Vitamin C: 17% giá trị khuyến nghị hàng ngày (DV)
- Thiamine (vitamin B1): 24% giá trị khuyến nghị hàng ngày
- Folate (vitamin B9): 19% giá trị khuyến nghị hàng ngày
- Magie: 11% giá trị khuyến nghị hàng ngày
- Kali: 10% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Hầu hết lượng carbs trong ngô đến từ tinh bột - có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, tùy thuộc vào lượng bạn ăn. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là do chứa nhiều chất xơ nên ngô cũng rất nhanh chóng có thể điều hòa được lượng đường máu đó.
Do thành phần dinh dưỡng ấn tượng của ngô, hầu hết mọi người có thể được hưởng lợi từ việc ăn ngô và bỏng ngô nguyên hạt như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Đây cũng là một loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten và những người cần hạn chế gluten có thể ăn được.
Mặt khác, các sản phẩm ngô chế biến có thể không nhiều dinh dưỡng, bởi dầu tinh luyện, xi-rô và ngô chiên làm mất chất xơ có lợi và các chất dinh dưỡng khác trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã qua chế biến có nhiều muối, đường hoặc chất béo bổ sung.
3. Những lợi ích sức khỏe mà ngô mang lại
Ngô chứa nhiều hợp chất có nguồn gốc thực vật và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Đó là điều mà các nhà khoa học đã chứng minh được về giá trị dinh dưỡng của ngô.
Ngô cũng chứa các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
Hàm lượng Lutein và Zeaxanthin có thể có lợi cho sức khỏe của mắt. Ngô đặc biệt chứa nhiều lutein và zeaxanthin, hai loại carotenoid có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). Điều này có thể được giải thích là do lutein và zeaxanthin là thành phần chính tạo nên vùng điểm vàng của mắt. Một nghiên cứu ở 365 người trưởng thành cho thấy những người ăn nhiều carotenoid - đặc biệt là lutein và zeaxanthin - có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác thấp hơn 43% so với những người ăn ít lutein và zeaxanthin.
Do đó, thường xuyên ăn ngô có thể tăng cường sức khỏe của mắt - đặc biệt là đối với những người có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Chất xơ trong ngô cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Ăn nhiều chất xơ có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm bệnh tim và một số bệnh ung thư. Hơn nữa, ăn đủ chất xơ còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và có thể bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề về đường ruột. Đặc biệt, ngô có thể bảo vệ chống lại các vấn đề tiêu hóa cụ thể, bao gồm cả bệnh túi thừa, được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường tiêu hóa. Một nghiên cứu kéo dài 18 năm trên 47.000 người đàn ông trưởng thành cho thấy ăn bỏng ngô ít nhất hai lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh túi thừa thấp hơn đáng kể. Tuy còn ít nghiên cứu về lợi ích đối với sức khỏe của hàm lượng chất xơ trong ngô nhưng có thể kết luận ăn ngô và bỏng ngô có thể bảo vệ sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
4. Ăn ngô có giúp giảm cân không?
Thực tế cho thấy trong ngô chứa nhiều tinh bột, lượng tinh bộ này đủ để làm tăng lượng đường trong máu của mỗi người và có thể không phù hợp với một số người mắc các bệnh cần hạn chế sử dụng tinh bột như đái tháo đường.
Trong một số nghiên cứu đặc biệt tập trung vào mối liên quan giữa lượng ngô và bệnh tiểu đường có một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn ít carb có hiệu quả hơn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu ở 115 người trưởng thành bị béo phì và tiểu đường loại 2 cho thấy rằng ăn một chế độ ăn chỉ có 14% calo đến từ carbs dẫn đến lượng đường trong máu ổn định hơn và giảm nhu cầu dùng thuốc so với việc nhận được 53% calo hàng ngày từ carbs.
Những người bình thường cũng có thể sử dụng các sản phẩm ngô khác, đặc biệt là xi-rô ngô do có hàm lượng fructose cao, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 20% ở các quốc gia dễ dàng tiếp cận với xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao hơn so với các khu vực không có sẵn xi-rô.
Cuối cùng, những người đang cố gắng giảm cân có thể sử dụng tinh bột từ ngô thay thế cho các loại tinh bột khác. Một nghiên cứu của Harvard kéo dài 24 năm ở 133.468 người lớn cho thấy mỗi khẩu phần ngô bổ sung hàng ngày có liên quan đến việc tăng cân 2 pound (0,9 kg) trong khoảng thời gian 4 năm. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đối với một số loại thực phẩm như khoai tây, đậu Hà Lan và các loại rau giàu tinh bột khác không góp phần làm tăng cân nhiều.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com; webmd.com