Trong chương trình giao lưu trực tuyến “Bảo vệ sức khỏe tim mạch trong mùa đông lạnh”, hai chuyên gia Tim mạch dày dạn kinh nghiệm đến từ Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec là BS Pháp Olive Bertrand và BS Nguyễn Bằng Phong đã trả lời các câu hỏi liên quan đến tim mạch của bạn đọc từ khắp nơi gửi về. Dưới đây là nội dung của buổi giao lưu:
Có 1 người hàng xóm của tôi, ông 70 tuổi. Từ nhiều năm nay, ông có thói quen chạy mỗi sáng 2h đồng hồ đều đặn, ăn uống tốt. Nhưng rồi, ông đã bị đột tử, bác sĩ nói là do bệnh tim. Bác sĩ có thể lý giải điều này?
Hoàng Hải Linh, 25 tuổi, nhân viên văn phòng, Nghệ An
Bác sĩ Nguyễn Bằng Phong :
70 tuổi mà chạy 2 giờ mỗi ngày là quá nhiều.
Mặc dù tập luyện tốt có tác dụng phòng bệnh bệnh tim mạch nhưng không có nghĩa là không bị bệnh tim mạch. Trường hợp ông cụ 70 tuổi bị đột tử thì khả năng bị bệnh tim mạch rất cao vì hầu hết nguyên nhân gây đột tử là do bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành cấp, loạn nhịp tim, ...
-----
BS Nguyễn Bằng Phong - chuyên gia tim mạch tại BV Vinmec
Bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tim, máy có tác dụng trong bao lâu? Khi nào biết máy không hoạt động tốt để thay?
Duy Thanh, 58 tuổi, Thanh Hoá
Bác sĩ Pháp Olive Bertrand :
Máy tạo nhịp tim là thiết bị kích thích nhịp tim cho phép thấy được nhịp tim đập tần suất đã đủ hay chưa và trong trường hợp nhịp tim quá chậm nó sẽ đưa xung điện thông qua cáp được gọi là ống thông nhằm kích thích cho tim co bóp. Người đặt máy tạo nhịp tim cần được theo dõi định kỳ (6 tháng/lần) nhằm phát hiện tiêu hao của pile nhờ một thiết bị máy tính chuyên dụng sẽ đọc được các thông số qua da. Việc thay máy là một can thiệp đơn giản chỉ mất khoảng 30 phút.
----
Chế độ ăn uống như thế nào là tốt cho bệnh tim mạch? Nên tập thể dục như thế nào là tốt cho tim mạch?
Trần Khánh, 40 tuổi, TP HCM
Bác sĩ Pháp Olive Bertrand :
Đế hạn chế nguy cơ tim mạch, cần tránh ăn đồ mặn vì nó có thể dẫn tới cao huyết áp, ăn ít những đồ ăn giàu mỡ, nhiều cholesteron (trứng, thịt mỡ, nội tạng động vật, bơ...).
Nên ăn đồ luộc, tránh đồ chiên rán. Nên ăn nhiều rau, quả uống nhiều nước. Người Việt hay có thói quen ăn mặn nên thường bị bệnh huyết áp cao.
Về các hoạt động thể chất, nên vận động nhẹ nhàng tránh các trò chơi đối kháng, vận động quá mạnh quá sức. Tốt nhất là nên đi bộ, đi xe đạp đều đặn và không quá sức.
----
Bác sĩ Olive Bertrand - Chuyên gia tim mạch tại BV Vinmec.
Mọi cơ quan trong cơ thể đều có thể bị ung thư, nhưng vì sao không ai nói đến bệnh ung thư tim bao giờ?
Nguyễn Hoàng Hà, 27 tuổi, Nhân viên văn phòng, Hà Nội
Bác sĩ Nguyễn Bằng Phong :
Có ung thư tim nhưng tỉ lệ rất thấp. Người ta có thể thấy các khối u ở trong tim, ở màng ngoài tim. Có 1 khối u thường là lành tính, hay gặp ở nhĩ trái gọi là u nhầy nhĩ trái, gây ra bệnh cảnh giống như hẹp 2 lá. Bệnh này có thể chữa triệt để bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u nhầy.
---
Tôi nghe nhiều người nói về việc sau khi ghép tim, người được ghép thay đổi tâm tính, tâm lý hoàn toàn, thậm chí họ có những giấc mơ rất lạ. Vậy quả tim mới có lưu giữ những thông tin về người chủ cũ của nó và truyền cho người được ghép sau này không?
Nguyễn Anh Vũ, Sở TNMT Hòa Bình
Bác sĩ Nguyễn Bằng Phong :
Tiếc rằng là ở Việt Nam số người được ghép tim chưa nhiều nên thông tin mà bạn đề cập đến chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm để trả lời. Tài liệu nước ngoài cũng có nói đến tình trạng bệnh nhân thay đổi tâm lý, tính tình sau khi được ghép tim, tuy nhiên, việc lí giải tình trạng này chưa rõ ràng, không loại trừ những thông tin về người cho tim sẽ truyền lại sang cho người được ghép tim như bạn nói.
----
Tôi bị bệnh tim, có nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh quá không?
Chi Mai, 37 tuổi
Bác sĩ Pháp Olive Bertrand :
Khi thời tiết giá lạnh, bạn nên mặc ấm và hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ xuống thấp.
----
Uống rượu có ảnh hưởng đến tim mạch không?
Hoàng Hà, 27 tuổi, Nhân viên văn phòng, Hà Nội
Bác sĩ Nguyễn Bằng Phong :
Uống rượu ảnh hưởng nhiều đến bệnh lý tim mạch, nhất là ở những người đã mắc các bệnh như tăng huyết áp, suy tim, bệnh động mạch vành, loạn nhịp tim. Nhiều trường hợp biến cố cấp tính và nặng nề về tim mạch đã xảy ra sau khi uống rượu. Về lâu dài, rượu có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu, là tiền đề để hình thành các mảng sơ vữa động mạch là nguyên nhân gây ra hội chứng động mạch vành cấp hoặc tai biến mạch máu não.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trong giới chuyên môn cho rằng mỗi ngày dùng khoảng 100ml rượu vang đỏ có thể có lợi cho tim mạch.