Bạn đã biết hết các tác dụng của rau má hay chưa?

Rau má là một loại thảo mộc trong họ cần tây và thường được sử dụng trong y học cổ truyền tại Trung Quốc. Các bộ phận trên mặt đất của rau má được dùng để làm thuốc, ví dụ chữa bỏng và lưu thông kém có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch. Vậy cụ thể ăn rau má có tác dụng gì và bầu 5 tháng ăn rau má được không?

1. Thành phần dinh dưỡng của rau má

Ở Đông Nam Á, rau má (tên tiếng Anh là gotu kola) được sử dụng làm thực phẩm cũng như làm thuốc. Rau má là một nguồn thực phẩm tuyệt vời của vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để duy trì sức khỏe tối ưu.

Theo một đánh giá trên Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc tế (International Food Research Journal), 100 gram rau má tươi có thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Canxi: 171 miligam (17% Lượng dinh dưỡng cơ thể yêu cầu hàng ngày - RDI)
  • Sắt: 5,6 miligam (31% RDI)
  • Kali: 391 miligam (11% RDI)
  • Vitamin A: 442 microgam (49% RDI)
  • Vitamin C: 48,5 miligam (81% RDI)
  • Vitamin B2: 0,19 miligam (9% RDI)

Rau má cũng là một nguồn chất xơ tốt, cung cấp 8% RDI cho phụ nữ và 5% RDI cho nam giới.


Rau má tươi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích.
Rau má tươi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích.

2. Ăn rau má có tác dụng gì?

  • Giúp tăng cường chức năng nhận thức

Năm 2016, một nhóm nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm nhằm so sánh tác dụng của chiết xuất rau má và axit folic trong việc tăng cường chức năng nhận thức sau đột quỵ. Nghiên cứu nhỏ này đã đánh giá tác động đối với ba nhóm người tham gia: (1) nhóm sử dụng 750 mg rau má/ngày, (2) nhóm dùng 1000 mg rau má/ngày và (3) nhóm dùng 3 mg axit folic/ngày.

Mặc dù rau má và axit folic đều có lợi như nhau trong việc cải thiện nhận thức chung, nhưng rau má lại hiệu quả hơn trong việc cải thiện lĩnh vực trí nhớ.

Một nghiên cứu khác đã xem xét các tác dụng nâng cao nhận thức của chiết xuất nước rau má trên chuột. Mặc dù cả chuột già và trẻ đều cho thấy sự cải thiện trong học tập và trí nhớ khi thực hiện chơi trò mê cung bơi (Morris Water Maze), nhưng hiệu quả cao hơn ở chuột già.

Cách sử dụng: Uống 750 đến 1.000 mg rau má mỗi ngày trong tối đa 14 ngày mỗi đợt.

  • Giúp điều trị bệnh Alzheimer

Rau má có khả năng tăng cường trí nhớ và chức năng thần kinh, đây là hiệu quả giúp rau má có tiềm năng trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Năm 2012, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên chuột cho thấy, tác dụng tích cực của chiết xuất rau má đối với những bất thường về hành vi ở những con chuột mắc bệnh Alzheimer.

Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật, chiết xuất này cũng được chứng minh là có tác dụng khiêm tốn trong việc bảo vệ tế bào não khỏi độc tính. Ngoài ra, tác dụng này cũng có thể bảo vệ các tế bào trong não hình thành mảng bám có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định chính xác cách rau má có thể được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer. Nếu bạn muốn sử dụng rau má hoặc các sản phẩm chiết xuất từ rau má vào kế hoạch điều trị của mình, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Quý khách hàng quan tâm, muốn thăm khám về bệnh Alzheimer có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được khám, sàng lọc, điều trị từ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, phương pháp chẩn đoán bệnh tiên tiến: chụp CT, chụp MRI.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Rau má có cực kỳ nhiều tác dụng với cơ thể con người như tăng cường nhận thức, tuần hoàn máu, phòng dịch,...
Rau má có cực kỳ nhiều tác dụng với cơ thể con người như tăng cường nhận thức, tuần hoàn máu, phòng dịch,...

Cách sử dụng: Uống 30 đến 60 giọt chiết xuất rau má và sử dụng 3 lần mỗi ngày. Liều dùng có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất, vì vậy hãy luôn đọc và thực hiện theo hướng dẫn trên sản phẩm.

  • Tuần hoàn máu

Có một số bằng chứng cho thấy rau má có thể cải thiện lưu thông máu ở những người bị suy tĩnh mạch mãn tính (CVI). Suy tĩnh mạch là tình trạng xảy ra khi thành hoặc van tĩnh mạch ở chân hoạt động không hiệu quả, khiến máu khó trở về tim.

Một nghiên cứu tổng hợp năm 2013 về các nghiên cứu tại Malaysia đã kết luận rằng những người lớn tuổi được điều trị bằng rau má cho thấy có cải thiện đáng kể các triệu chứng CVI, bao gồm nặng chân, đau và sưng (phù nề).

Lý giải cho các tác dụng này, các nhà nghiên cứu giải thích rằng do trong rau má có các hợp chất hóa học được gọi là triterpenes, chất này có tác dụng kích thích sản xuất glycoside tim. Glycosid tim là những hợp chất hữu cơ có tác dụng tăng lực của tim và tăng tốc độ co bóp.

Thậm chí, có một số bằng chứng cho thấy rau má có thể ổn định các mảng chất béo trong mạch máu, ngăn chúng vỡ ra và nên dẫn đến ngăn gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

  • Làm lành vết thương

Từ lâu trong dân gian đã sử dụng thuốc đắp và thuốc mỡ chiết xuất từ rau má để hỗ trợ chữa lành vết thương. Các bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy, tác dụng này là nhờ một loại triterpene có tên là asiaticoside, có tác dụng kích thích sản xuất collagen và thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới tại vị trí bị thương.

  • Phòng chống dịch bệnh

Rau má được biết đến là có tác dụng chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa nhiều gốc tự do gây tổn thương tế bào ở cấp độ phân tử. Các chuyên gia đã đưa ra giả thuyết rằng những đặc tính này có thể bảo vệ chống lại bệnh loét dạ dày và một số bệnh ung thư.

Axit asiatic, được tìm thấy trong rau má, đã được chứng minh có hiệu quả trong việc gây ra chết tế bào theo chương trình (apoptosis) và ngoài ra, chất này có tác dụng ức chế hoạt động phát triển của một số loại tế bào ung thư, bao gồm tế bào khối u gan, vú, da, não và đường tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn cần các nghiên cứu sâu hơn để xem xét khả năng phát triển thuốc chống ung thư.

3. Ăn rau má nhiều có tốt không?

  • Khi dùng bằng đường uống: Rau má có thể an toàn cho hầu hết người sử dụng khi dùng bằng miệng trong tối đa 12 tháng. Hiếm khi rau má cũng có thể gây ra các vấn đề về gan nếu dùng đường uống.
  • Khi thoa lên da: Rau má có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi thoa lên da trong tối đa 10 tuần. Rau má có thể gây ngứa và mẩn đỏ.
  • Mang thai: Rau má có thể an toàn cho phụ nữ mang thai khi thoa lên da. Tuy nhiên, chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu rau má có an toàn để uống khi mang thai hay không. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng rau má trong thời kỳ này.
  • Thời kỳ cho con bú: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu rau má có an toàn để sử dụng khi cho con bú hay không. Do đó, bà mẹ cho con bú nên tránh sử dụng rau má trong thời kỳ này.
  • Phẫu thuật: Rau má có thể gây buồn ngủ quá nhiều nếu kết hợp với các loại thuốc được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật. Người bệnh có lịch phẫu thuật đã được sắp xếp, nên ngừng sử dụng rau má ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Mặc dù các tác dụng phụ hiếm gặp, một số người dùng rau má có thể bị đau bụng, đau đầu và buồn ngủ.

Do rau má có thể làm tăng độ nhạy cảm của bạn với ánh nắng mặt trời, nên bạn phải hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và khi ra ngoài trời, bạn nên thoa hoặc xịt kem chống nắng.

Rau má được chuyển hóa qua gan. Nếu bạn bị bệnh gan, tốt nhất là nên tránh thực phẩm bổ sung rau má để ngăn ngừa tổn thương gan hoặc tổn thương thêm. Sử dụng rau má trong một thời gian dài có thể gây nhiễm độc gan.

Ngoài ra, lưu ý tác dụng làm dịu của rau má có thể bị khuếch đại khi dùng thuốc an thần hoặc rượu. Tránh dùng rau má với Ambien (zolpidem), Ativan (lorazepam), Donnatal (phenobarbital), Klonopin (clonazepam), hoặc các thuốc an thần khác vì có thể dẫn đến buồn ngủ.

NGUỒN THAM KHẢO: webmd.com, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe