Bạn có phải là một người mẹ tốt?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Người phụ nữ nào cũng mong muốn có con và có những kỹ năng chăm sóc con thật tốt. Nhưng thực tế có nhiều người thường lo lắng không biết mình có phải người mẹ tốt và cách chăm sóc của mình có thực sự tốt cho con hay không? Đây là những lo lắng chính đáng nhưng bạn không nên biến những lo lắng này trở thành áp lực mà hãy tin vào bản năng làm mẹ của chính mình và dành cho con yêu những điều tốt đẹp nhất.

1. Bản năng người mẹ

Ngay từ khi sinh ra, tự trong tâm hồn của mỗi người phụ nữ đã tồn tại một bản năng mãnh liệt vô cùng, dồn nén mọi điều mà họ có trong cuộc đời. Đó là bản năng làm mẹ.

Ngay từ khi sinh ra, tự trong tâm hồn của mỗi người phụ nữ đã tồn tại một bản năng mãnh liệt vô cùng, dồn nén mọi điều mà họ có trong cuộc đời. Đó là bản năng làm mẹ.

Tiến sĩ Catherine Monk là nhà tâm lý học đồng thời cũng là giáo sư tâm lý học y tế thuộc khoa tâm thần học và sản phụ khoa tại Columbia đã đưa ra định nghĩa về “bản năng”. Dựa vào định nghĩa đó, ông cho rằng ý tưởng về bản năng làm mẹ ngụ ý rằng có một kiến thức bẩm sinh cùng với sự tập hợp các hành vi chăm sóc là một phần tự động của việc được làm mẹ. Tuy nhiên, thực tế thì ý tưởng về bản năng làm mẹ có thể được phóng đại lên nhiều lần hơn.

Lịch sử đã khiến chúng ta tin rằng bản năng làm mẹ là điều thúc đẩy chúng ta muốn có con và sau đó người mẹ sẽ biết chính xác phải làm gì để chăm sóc con nhỏ cũng như nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng. Tuy nhiên, Monk gợi ý rằng một người mẹ hoặc bất kỳ ai nuôi dạy trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, cần phải học hỏi để thực hiện, hoặc thông qua hướng dẫn, hoặc chỉ ra mô hình vai trò tốt và quan sát những hoạt động /không hoạt động với mỗi đứa trẻ.

Việc tìm hiểu công việc này sẽ xảy ra ngay từ khi em bé chào đời. Đây là thời điểm mà nhiều người cho rằng bản năng làm mẹ nên được đóng góp và kết quả dẫn đến cảm giác yêu thương của người mẹ dành cho con.

Nhưng thay vào đó, theo một nghiên cứu năm 2018 cho biết những cảm giác yêu thương này phát triển vài ngày sau khi sinh, thậm chí với một số phụ nữ khác phải đấu tranh rất nhiều để cảm nhận được cảm giác này. Thời gian có thể kéo dài vài tháng sau đó.

Khi những cảm giác này không xảy ra ngay lập tức hoặc mất nhiều thời gian để phát triển, nhiều bà mẹ có cảm giác thất bại. Họ có thể cảm thấy đây là một dấu hiệu họ không có bản năng làm mẹ. Trong thực tế, họ chỉ cần hỗ trợ và giúp phát triển những kỳ vọng cởi mở và thực tế hơn thì bản năng làm mẹ của họ sẽ xuất hiện.


Bản năng làm mẹ là điều thúc đẩy chúng ta muốn có con và sau đó người mẹ sẽ biết chính xác phải làm gì để chăm sóc con nhỏ
Bản năng làm mẹ là điều thúc đẩy chúng ta muốn có con và sau đó người mẹ sẽ biết chính xác phải làm gì để chăm sóc con nhỏ

2. Bản năng làm mẹ có phải là huyền thoại không?

Theo giáo sư Monk, ý tưởng về bản năng làm mẹ phần lớn là một huyền thoại. Một người có thể sớm nhận định được và duy trì trong suốt quá trình phát triển, ý thức nhạy bén của đứa con, nhưng những khả năng này vẫn khác với bản năng làm mẹ. Ví dụ, cha mẹ có thể nhanh chóng nói ra ý nghĩa cụ thể đằng sau tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Hay cũng có thể nhận thấy sự thay đổi hành vi báo hiệu cảm lạnh của trẻ mới biết đi. Điều này có được là một quá trình tích lũy kéo dài từ những năm trước đó.

Bản năng này của mẹ được cho là giác quan thứ sáu của người mẹ đối với một đứa trẻ. Bản năng này có thể được đến từ sự gần gũi và tình yêu sâu sắc, và người mẹ có thể dành hàng giờ để suy nghĩ về đứa con của mình. Nó liên quan đến việc nhìn thấy các dấu hiệu về mối liên hệ mà bạn đã xây dựng với con, không phải là sự hiểu biết bản năng về việc làm mẹ.

Một nhà trị liệu tâm lý khác là tiến sĩ Dana Dorfman cũng đồng ý rằng nhiều khía cạnh của bản năng làm mẹ là một huyền thoại. Một người mẹ trực giác hay có ý thức bẩm sinh về nhu cầu của bé có thể là do kinh nghiệm, tính chất và cách thức mà họ gắn bó với con. Ngoài ra, ông còn cho rằng nhiều khía cạnh của việc chăm sóc một đứa trẻ bằng cách quan sát hoặc do kinh nghiệm tích lũy thì các công việc lần đầu làm mẹ như thay tã và cho ăn không nhất thiết là khả năng bẩm sinh về sinh học.

Khi mẹ kết nối và gắn kết với con thì mẹ có thể học được các kỹ năng làm mẹ thông qua thực hành và tích lũy kinh nghiệm. Mặc dù một số quá trình này có thể là vô thức, nhưng điều đó không nhất thiết phải thuộc về bản năng. Khi bạn trở thành mẹ về mặt sinh học hay nói cách khác hóa học não của bạn thay đổi. Thì điều này không chỉ xảy ra ở những người trải qua cuộc sinh nở thực sự. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng những người mẹ nuôi, cha nuôi cũng trải qua mức độ oxytocin, serotonindopamine tăng cao trong quá trình chuyển sang làm cha, mẹ. Sự thay đổi này có nguồn gốc từ các hoạt động gắn kết giữa người chăm sóc và em bé.


Mẹ có thể học được các kỹ năng làm mẹ thông qua thực hành và tích lũy kinh nghiệm
Mẹ có thể học được các kỹ năng làm mẹ thông qua thực hành và tích lũy kinh nghiệm

3. Bạn có phải là một người mẹ tốt?

Nhiều người tin vào huyền thoại về những ông bố bà mẹ hoàn hảo đó là người lý tưởng nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và được điều chỉnh tốt. Trên thực tế, không có người cha mẹ nào hoàn hảo hay một đứa con hoàn hảo cả.

Hành vi có vấn đề là phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học và chiếm một phần đáng kể thời gian của cha mẹ. Bất cứ lúc nào, trẻ em ở độ tuổi đi học có trung bình khoảng năm hoặc sáu đặc điểm hoặc hành vi mà cha mẹ chúng gặp khó khăn. Những việc này có thể bao gồm: việc không tuân thủ các yêu cầu đơn giản, tránh các công việc vặt, dành quá nhiều thời gian để xem TV, luôn tranh cãi và đánh nhau với anh/chị/em hoặc gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài tập về nhà. Các vấn đề phổ biến khác đối với cha mẹ là đối phó với một đứa trẻ khó tính, hoặc đối phó với một đứa trẻ muốn tự lập quá nhiều hoặc không đạt được sự tự chủ. Đôi khi cha mẹ cũng gặp phải tình huống khó xử của một đứa trẻ thích bạn bè hoặc các hoạt động không được mẹ hoặc cha chấp thuận.

Là cha mẹ, bạn cần nhận ra rằng việc cảm thấy lo lắng, bối rối, tức giận, và không thỏa đáng là điều bình thường vì hành vi của con bạn là bình thường. Đó là một phần của việc làm cha mẹ. Thật vô ích và sẽ tự thất bại khi cố gắng trở nên hoàn hảo hoặc nuôi dạy những đứa trẻ hoàn hảo. Những điểm cần lưu ý trong việc nuôi dạy con một cách linh hoạt:

Ngay cả trong số những đứa trẻ cùng tuổi cũng có rất nhiều điều bình thường trong cách chúng phát triển về mặt xã hội, cảm xúc, trí tuệ và thể chất. Mức độ trưởng thành của một đứa trẻ có thể khác nhau đối với các phẩm chất khác nhau mà bé đang phát triển, bao gồm các kỹ năng xã hội, khả năng thể thao và khả năng học tập. Chúng có thể có ưu điểm mạnh về kỹ năng tính toán nhưng lại yếu về kỹ năng viết bài, hoặc giỏi bóng rổ nhưng không giỏi chơi golf.

Các biến thể được mô tả ở trên có thể là vĩnh viễn, tạo thành hồ sơ cá nhân của riêng trẻ em; hoặc chúng có thể vẫn đang phát triển và do đó có thể thay đổi trong tương lai. Cách một đứa trẻ phát triển có thể ảnh hưởng đến hành vi của bản thân nó và ngược lại. Vì vậy phong cách sống của cha mẹ sẽ có vai trò quan trọng tác động vào môi trường sống của đứa trẻ, sẽ ảnh hưởng đến hành vi và sự phát triển của trẻ.


Cách một đứa trẻ phát triển có thể ảnh hưởng đến hành vi của bản thân nó và ngược lại
Cách một đứa trẻ phát triển có thể ảnh hưởng đến hành vi của bản thân nó và ngược lại

Việc bạn lo lắng có thể là một người mẹ tốt ngay từ đầu cho thấy rằng bạn quan tâm đến em bé của mình. Và đó là một khởi đầu tuyệt vời. Thay vì lo lắng về việc bạn có đáp ứng yêu cầu làm cha mẹ thì các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo rằng hãy tập trung năng lượng của bạn vào việc làm quen với con và luôn đồng hành cùng con trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

Nếu trong quá trình nuôi con bạn gặp phải những khó khăn thì bạn có thể nhờ đến các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ để có kiến thức nuôi con và chăm sóc con thật tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, babycenter.com, healthychildren.org

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe