Ăn rồi có xét nghiệm máu chính xác nữa hay không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ- Trưởng Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

“Ăn rồi có xét nghiệm máu chính xác nữa hay không?” là câu hỏi của rất nhiều người. Tùy từng loại bệnh và đặc thù của từng loại xét nghiệm mà việc hấp thụ thức ăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết các loại xét nghiệm máu cần và không cần nhịn ăn.

Các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

1.1. Xét nghiệm tiểu đường


Xét nghiệm đường huyết cần lấy máu người bệnh lúc đói
Xét nghiệm đường huyết cần lấy máu người bệnh lúc đói

1.2 Xét nghiệm mỡ máu (liên quan đến vấn đề tim mạch)

Các chỉ số đánh giá bao gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride.

Nếu lượng LDL-cholesterol và triglycerid tăng cao, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao. Xét nghiệm mỡ máu thường được khuyến cáo dùng cho những người trên 45 tuổi 5 năm 1 lần hoặc những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đái tháo đường. Nếu như bệnh nhân đã có bệnh về tim mạch thì sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm này thường xuyên để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Cũng như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm này cũng cần nhịn đói từ 8-10 tiếng vì thức ăn sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả.

Ăn hoặc uống rượu trước khi xét nghiệm máu là điều không nên làm vì sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm mỡ máu.

1.3 Xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh hóa thường được chỉ định để đánh giá các chức năng khác nhau của gan hoặc đưa ra bằng chứng về tổn thương gan. Khi có các triệu chứng sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, các bệnh về gan và khi theo dõi quá trình sử dụng thuốc, xét nghiệm này được tiến hành.

Xét nghiệm chức năng gan được chỉ định trong tổng thể xét nghiệm khi sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, có các bệnh lý về gan và trong quá trình theo dõi điều trị của nhiều thuốc.

Với xét nghiệm chức năng gan, bạn có thể ăn bình thường trước khi thực hiện vì không ảnh hưởng đến kết quả.

1.4 Xét nghiệm bệnh Gout

Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ axit uric và creatinin trong máu. Tuy nhiên một số người không mắc bệnh gout có nồng độ axit uric cao và ngược lại.

Những xét nghiệm khác như công thức máu, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm nội tiết thì thức ăn không ảnh hưởng tới kết quả...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe