Quả chanh có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, và là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất. Toàn bộ trái cây từ vỏ đến cùi của quả chanh đều tốt cho bạn. Vậy ăn quả chanh có những lợi ích và lưu ý gì ? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công dụng trái chanh đối với sức khỏe.
1. Những lợi ích hàng đầu của quả chanh
Trong trái chanh cung cấp rất nhiều vitamin C, chất xơ và các hợp chất thực vật có lợi khác nhau. Những chất dinh dưỡng này đem lại một số lợi ích cho sức khỏe. Trên thực tế, chanh có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và sức khỏe hệ tiêu hóa.
Dưới đây là 6 lợi ích sức khỏe dựa trên bằng chứng khoa học của chanh.
1.1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chanh là loại thực phẩm cung cấp vitamin C dồi dào. Một quả chanh cung cấp khoảng 31 mg vitamin C, chiếm 51% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày dành cho mỗi người (RDI). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ăn trái cây và rau quả giàu vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tuy nhiên, không chỉ vitamin C đem lại lợi ích cho tim của chúng ta. Chất xơ và các hợp chất thực vật trong trái chanh cũng có thể làm giảm một số yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa. Ví dụ, một nghiên cứu tiết lộ rằng ăn 24 gam chiết xuất chất xơ từ cam quýt và chanh hàng ngày trong một tháng làm giảm tổng mức cholesterol trong máu. Các hợp chất thực vật được tìm thấy trong trái chanh - cụ thể là hesperidin và diosmin - được cho là có tác dụng đáng kể làm giảm lượng cholesterol.
1.2. Giúp kiểm soát cân nặng
Chanh thường được ca ngợi như một loại thực phẩm giúp giảm cân, đã có một vài giả thuyết giải thích tại sao lại như vậy. Một giả thuyết cho rằng là chất xơ pectin hòa tan trong chúng sẽ mở rộng trong dạ dày của chúng ta, giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn có thể nhìn thấy những người ăn chanh cả quả, bởi vì nước chanh không chứa pectin, đồ uống từ nước chanh sẽ không thúc đẩy cảm giác no.
Một giả thuyết khác cho rằng uống nước chanh nóng sẽ giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, nước uống được biết là tạm thời làm tăng lượng calo bạn đốt cháy, vì vậy, nó có thể là chính nước giúp giảm cân - không phải chanh.
Các giả thuyết khác nhận định rằng các hợp chất thực vật trong chanh có thể giúp giảm cân. Nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất thực vật trong chanh có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm tăng cân theo một số cách. Trong một nghiên cứu, những con chuột trong chế độ ăn kiêng vỗ béo được cho uống polyphenol chiết xuất từ vỏ chanh. Chúng tăng ít trọng lượng và mỡ trong cơ thể hơn những con chuột khác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác nhận tác dụng giảm cân của các hợp chất trong chanh ở người.
1.3. Ngăn ngừa sỏi thận
Sỏi thận là những viên sỏi nhỏ hình thành khi các chất cặn bã kết tinh và tích tụ trong thận của chúng ta. Chúng khá phổ biến và những người mắc sỏi thận sẽ thường bị lặp đi lặp lại tình trạng này.
Axit citric có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng khối lượng nước tiểu và tăng độ pH trong nước tiểu, tạo ra môi trường ít thuận lợi hơn cho việc hình thành sỏi thận. Chỉ cần 1/2 cốc (tương đương với 125ml) nước chanh mỗi ngày có thể cung cấp đủ axit citric để giảm sự hình thành sỏi ở những người đã mắc bệnh.
Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nước chanh có hiệu quả ngăn ngừa sỏi thận hình thành, nhưng có nhiều kết quả lại trái ngược nhau. Các nghiên cứu khác cho thấy quả chanh không có tác dụng trong việc ngăn ngừa sỏi thận hay bất kỳ một loại sỏi nào khác. Do đó, các nghiên cứu được tiến hành tốt hơn cần phải xem xét liệu nước chanh có ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi thận ở người hay không.
1.4. Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt khá phổ biến. Nó xảy ra khi chúng ta không nhận đủ sắt từ thực phẩm mà mình ăn hàng ngày. Chanh có chứa một hàm lượng sắt nhất định, nhưng chúng chủ yếu ngăn ngừa bệnh thiếu máu bằng cách cải thiện sự hấp thụ chất sắt của cơ thể từ thực phẩm thực vật. Đường ruột của mỗi người hấp thụ sắt từ thịt, gà và cá (được gọi là sắt heme) rất dễ dàng, trong khi sắt từ nguồn thực vật (sắt không heme) không dễ dàng như vậy. Tuy nhiên, sự hấp thụ này có thể được cải thiện bằng cách tiêu thụ vitamin C và axit citric có trong trái chanh.
Bởi vì chanh chứa cả vitamin C và axit citric, chúng có thể bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu thông qua cách đảm bảo rằng bạn hấp thụ càng nhiều sắt càng tốt từ chính chế độ ăn uống của mình.
1.5. Giảm nguy cơ ung thư
Một chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm nhiều trái cây và rau củ quả có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu quan sát đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn, trong khi các nghiên cứu khác không tìm thấy tác dụng tương tự như thế trên người
Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, nhiều hợp chất từ chanh có tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể có tác dụng không hẳn như vậy đối với cơ thể con người. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các hợp chất thực vật được tìm thấy trong chanh - chẳng hạn như limonene và naringenin - có thể góp phần chống ung thư, nhưng giả thuyết này cần được nghiên cứu và chứng minh thêm
Một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng D-limonene, một hợp chất được tìm thấy trong dầu chanh, có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu khác đã thử sử dụng bột giấy từ quả quýt có chứa các hợp chất thực vật beta-cryptoxanthin và hesperidin, cũng được tìm thấy trong chanh. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các hợp chất này ngăn chặn các khối u ác tính phát triển trong lưỡi, phổi và ruột kết của các loài gặm nhấm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhóm nghiên cứu đã sử dụng một liều lượng hóa chất rất cao - nhiều hơn những gì chúng ta nhận được khi ăn chanh hoặc cam. Mặc dù một số hợp chất thực vật từ chanh và các loại trái cây có múi khác có thể có khả năng chống ung thư, nhưng chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy chanh có thể chống lại bệnh ung thư ở người.
1.6. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Trái chanh được cấu thành từ khoảng 10% carbs, chủ yếu ở dạng chất xơ hòa tan và đường đơn. Chất xơ chính trong trái chanh là pectin, một dạng chất xơ hòa tan có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất xơ hòa tan giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Những tác động này có thể góp phần làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, để có được những lợi ích của chất xơ từ chanh, chúng ta cần ăn cả cùi. Những người uống nước chanh mà không có chất xơ có trong cùi sẽ bỏ lỡ lợi ích của hợp chất quan trọng này trong chanh.
2. Tác hại khi lạm dụng chanh
Chanh là một loại thực vật có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng ở mức độ vừa phải chanh có thể cải thiện chất lượng làn da, hỗ trợ hệ tiêu hóa.... Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều chanh có thể dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể.
2.1. Loét dạ dày
Sự hình thành các vết loét trong niêm mạc dạ dày, thực quản dưới hay ruột non hay được gọi là loét dạ dày. Điều này có thể là do dư thừa lượng axit trong bụng. Sử dụng quá nhiều chanh có thể khiến tăng lượng axit dư thừa này, kết quả là gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng còn tùy theo mức độ lạm dụng chanh.
2.2. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý khác liên quan tới đường tiêu hóa. Buồn nôn, nôn, đau ngực và loét họng là một số triệu chứng rất phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sử dụng hàm lượng chanh quá nhiều có thể gây bệnh này. Axit chứa bên trong trái chanh có thể là nguyên nhân làm yếu đi lớp ngăn cách giữa dạ dày và thực quản. Điều này có thể khiến tăng sản sinh axit trong dạ dày dẫn tới chúng sẽ di chuyển lên họng gây nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
2.3. Tiểu tiện thường xuyên
Mặc dù loại quả này chứa nhiều vitamin C, nhưng chúng có xu hướng gây tiểu tiện thường xuyên nếu dùng nhiều. Từ đó có thể gây mất nước.
2.4. Đau nửa đầu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu sử dụng một lượng chanh đáng kể có thể là nguyên nhân dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Thủ phạm chính ở đây là axit amin tyramine có trong trái chanh với hàm lượng khá lớn. Dư thừa chất này có thể khiến máu đột ngột dồn lên não và là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau nửa đầu ở người.
2.5. Sỏi thận
Vỏ chanh cũng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và nó cũng có thể dẫn tới sỏi thận. Nguyên nhân ở đây là do hàm lượng oxalat có trong vỏ chanh. Khi vào cơ thể oxalat thay đổi thành dạng tinh thể, ngăn ngừa sự hấp thu canxi, do đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
2.6. Các vấn đề sức khỏe răng miệng
Chanh có thể bào mòn răng do có chứa hai hợp chất là axit citric và axit ascorbic. Những axit này cùng với hàm lượng đường tự nhiên có trong trái chanh có thể góp phần dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng.
Chanh có chứa một lượng lớn vitamin C, chất xơ hòa tan và các hợp chất thực vật mang lại một số lợi ích cho sức khỏe con người. Chanh có thể giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thiếu máu, sỏi thận, các vấn đề đường tiêu hóa và đặc biệt là ung thư. Chanh không chỉ là một loại quả rất tốt cho sức khỏe mà còn mang mùi và vị đặc trưng, dễ chịu khiến chúng trở thành một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho đồ ăn và thức uống. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thực phẩm khác, việc lạm dụng chanh cũng có thể dẫn đến những tác hại đối với sức khỏe như làm tăng axit dạ dày – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, điều quan trọng nhất là cần sử dụng một cách điều độ thì mới có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé!Chanh có chứa một lượng lớn vitamin C, chất xơ hòa tan và các hợp chất thực vật mang lại một số lợi ích cho sức khỏe con người. Chanh có thể giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thiếu máu, sỏi thận, các vấn đề đường tiêu hóa và đặc biệt là ung thư. Chanh không chỉ là một loại quả rất tốt cho sức khỏe mà còn mang mùi và vị đặc trưng, dễ chịu khiến chúng trở thành một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho đồ ăn và thức uống. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thực phẩm khác, việc lạm dụng chanh cũng có thể dẫn đến những tác hại đối với sức khỏe như làm tăng axit dạ dày – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, điều quan trọng nhất là cần sử dụng một cách điều độ thì mới có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.