Alora là thuốc gì? Công dụng thuốc Alora

Thuốc Alora được sử dụng để bổ sung estrogen cho cơ thể nữ giới bị thiếu hụt, đồng thời điều trị và làm giảm các triệu chứng mãn kinh, loãng xương và rối loạn buồng trứng. Trước và trong quá trình sử dụng alora, người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt kết quả điều trị tốt nhất cũng như ngăn ngừa các tác dụng phụ.

1. Thuốc Alora là thuốc gì?

Thuốc Alora thuộc phân nhóm thuốc có tác dụng an thần và thôi miên nhẹ. Loại thuốc này là nội tiết tố nữ estrogen, được sử dụng để làm giảm các triệu chứng mãn kinh như khô âm đạo hoặc bốc hỏa do lượng hormone estrogen thấp trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc Alora cũng được sử dụng để điều trị rối loạn buồng trứng và ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau mãn kinh ở nữ giới.

Thuốc Alora được bào chế dưới dạng sirô, miếng dán, kem dưỡng da hoặc viên nén có hoạt chất chính là passiflora – một chiết xuất từ cây lạc tiên. Ngoài ra, thuốc còn bao gồm một số dược chất khác như: Axit stearic, oxit sắt, crospovidone, povidone, natri croscarmellose, silicon dioxide và cellulose vi tinh thể. Ở dạng viên nén, Alora có trọng lượng 100 mg mỗi viên, đối với dạng si rô được đóng gói theo quy cách chai 100 ml.

2. Chỉ định (công dụng) của thuốc alora

Thuốc Alora thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho các trường hợp dưới đây:

  • Dùng làm thuốc an thần cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, có triệu chứng căng thẳng, hồi hộp, lo âu, rối loạn mất ngủ, tiền mãn kinh và mãn kinh ở nữ giới.
  • Điều trị các triệu chứng của tăng huyết áp, đánh trống ngực, tăng huyết áp nguyên phát, suy nhược sau nhiễm trùng.
  • Được sử dụng cho những phụ nữ mất khả năng sản xuất estrogen do bị suy buồng trứng nguyên phát hoặc suy sinh dục.
  • Ngăn ngừa tình trạng mất xương và loãng xương ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
  • Điều trị tình trạng rối loạn buồng trứng ở phụ nữ.
  • Điều trị các tình trạng về da ở bộ phận sinh dục nữ như viêm teo âm đạo, teo âm hộ.
  • Điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc alora

3.1. Liều lượng sử dụng thuốc alora

Đối với thuốc Alora dạng thuốc đường uống

  • Được khuyến cáo dùng cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.
  • Tác dụng an thần của thuốc được phát huy khi dùng liều 1 viên / lần và 3 lần / ngày trước khi ăn.
  • Điều trị rối loạn giấc ngủ: Uống 2 – 3 viên khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ.

Đối với thuốc Alora dạng si rô

  • Trẻ em trên 3 tuổi: Uống liều 2,5 ml thuốc trước bữa ăn.
  • Trẻ em 12 tuổi và người lớn uống từ 5 – 10 ml (1 – 2 thìa cà phê) với tần suất cứ 8 giờ / lần.
  • Liều lượng sử dụng Alora si rô chữa mất ngủ là 10 ml.

Đối với thuốc Alora dạng miếng dán

  • Dán miếng dán Alora lên vùng da sạch và khô ở vùng hông, bụng dưới, thắt lưng hoặc mông (tránh dán chỗ có vết cắt hoặc dễ bị kích ứng).
  • Mỗi miếng dán mới nên được đặt ở vị trí khác, không dán lên bầu ngực. Nếu dán lại vị trí cũ, hãy để ít nhất 1 tuần rồi mới sử dụng lại nhằm ngăn ngừa kích ứng da.

Đối với thuốc Alora dạng kem bôi tại chỗ

  • Thoa thuốc Alora lên vùng da sạch và khô ở đùi và bắp chân trong vòng 3 phút cho đến khi thuốc được hấp thu hoàn toàn.
  • Sau khi thoa nên rửa sạch và lâu khô tay nhằm tránh để thuốc dính sang các vùng da khác.

3.2. Cách sử dụng thuốc alora

Cách sử dụng thuốc Alora sẽ được xác định cụ thể dựa trên tình trạng bệnh cũng như dạng bào chế của thuốc:

  • Sử dụng thuốc Alora viên nén: Dùng bằng đường uống kèm theo cốc nước lớn.
  • Sử dụng thuốc Alora siro: Uống phân liều theo cốc chia ml tiêu chuẩn và uống hết ngay sau khi rót thuốc.
  • Sử dụng thuốc Alora dạng miếng dán: Vệ sinh sạch và lau khô vùng da trước khi dán alora. Dùng tay ấn nhẹ để miếng dán bám dính tốt hơn vào da.
  • Sử dụng thuốc Alora dạng kem bôi: Vệ sinh sạch và lau khô vùng da cần thoa kem, thoa nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc để kem thẩm thấu vào da.

4. Một số tác dụng phụ của thuốc alora

Trong quá trình điều trị bằng thuốc alora, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phát ban, sưng mặt / lưỡi / họng / môi, khó thở.
  • Đau ngực, cơn đau lan đến vai và hàm, có cảm giác buồn nôn kèm đổ mồ hôi.
  • Tăng huyết áp, nhức đầu dữ dội, có cảm giác dồn nén ở tai / cổ, mờ mắt, chảy máu mũi hoặc lo lắng.
  • dấu hiệu đột quỵ như tê liệt chân tay, đau ngực, mất thị lực đột ngột, nói khó hoặc mất thăng bằng.
  • Sưng đau dạ dày.
  • Ho ra máu.
  • Vàng da / mắt.
  • Đau vùng chậu.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Xuất hiện khối u vú.
  • Có vấn đề về trí nhớ, lú lẫn bất thường.
  • Tăng nồng độ canxi máu kèm triệu chứng buồn nôn, táo bón, tăng đi tiểu, tăng khát,...

Khi xảy ra một trong bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở trên, người bệnh cần dừng thuốc ngay lập tức và báo cho bác sĩ. Nếu người bệnh có các dấu hiệu đột quỵ, người thân cần thực hiện các biện pháp sơ cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay để kịp “thời gian vàng” điều trị cứu sống người bệnh. Việc phát hiện và điều trị chậm chễ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Ngoài những tác dụng phụ trên, thuốc Alora cũng có thể gây ra một số vấn đề sau đây:

  • Mỏng tóc và da đầu.
  • Co thắt dạ dày, đầy hơi, nôn mửa.
  • Đau họng, đau xoang và nghẹt mũi.
  • Đau lưng / đầu.
  • Ngứa âm đạo, dịch tiết âm đạo có sự bất thường.
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đỏ hoặc bị kích ứng tại chỗ dán / thoa thuốc alora.
  • Sưng phù do cơ thể giữ nước.

5. Một số lưu ý khi điều trị bằng thuốc alora

Trước khi sử dụng thuốc alora, người bệnh cần báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khoẻ hiện có hoặc bất kỳ tiền sử dị ứng với thuốc nào, nhất là các vấn đề sau:

  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên do.
  • Có cục máu đông hoặc đột quỵ.
  • Bệnh thận.
  • Bệnh gan.
  • Rối loạn đông máu như thiếu protein S hoặc protein C.
  • Cao huyết áp.
  • Nồng độ cholesterol cao trong máu.
  • Suy giáp.
  • Lupus.
  • Béo phì.
  • Các vấn đề về tử cung như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.
  • Hen suyễn.
  • Bệnh túi mật hoặc đau nửa đầu.
  • Rối loạn tâm trạng.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh hút thuốc lá trong quá trình sử dụng thuốc Alora do estrogen khi dùng cùng với thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đột quỵ, đau tim và cao huyết áp, nhất là phụ nữ ngoài 35 tuổi.

Nếu chuẩn bị thực hiện MRI, người bệnh cũng cần báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc Alora dạng miếng dán trên da. Một số miếng dán có thể chứa kim loại và gây bỏng khi tiến hành chụp MRI. Mặt khác, thuốc Alora cũng có thể gây ra các vết nám sạm trên da, do đó người bệnh cần hạn chế hoặc che chắn kỹ da khi đi ngoài trời nắng.

Thuốc Alora có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc tăng trưởng của trẻ. Do đó, phụ huynh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng loại thuốc này.

Thuốc Alora được khuyến cáo tránh dùng cho phụ nữ mang thai nhằm đảm bảo sự an toàn cho thai nhi. Ngoài ra, Alora có thể bài xuất vào đường sữa mẹ, gây giảm số lượng cũng như chất lượng sữa. Do đó, các bà mẹ cho con bú cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng alora.

6. Thuốc Alora tương tác với thuốc nào?

Tương tác giữa các loại thuốc có thể gây thay đổi công dụng của thuốc và làm tăng tỷ lệ rủi ro gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số loại thuốc có thể tương tác với alora, bao gồm:

  • Thuốc ức chế aromatase như letrozole, exemestane và anastrozole.
  • Thuốc fulvestrant.
  • Thuốc raloxifene.
  • Thuốc ospemifene.
  • Thuốc toremifene.
  • Thuốc tamoxifen.
  • Tranexamic acid.

Thuốc Alora cũng có thể làm ảnh hưởng đến một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh và dễ dẫn đến kết quả sai lệch. Vì vậy, bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu sử dụng Alora trước khi thực hiện xét nghiệm.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe