Ai tìm ra vắc-xin quai bị?

Virus quai bị rất dễ lây lan và tốc độ lan truyền rất nhanh. Mắc bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm viêm màng não, viêm tuỵ, viêm tim, sưng tinh hoàn/buồng trứng... Vì vậy, biện pháp dự phòng tốt là tiêm chủng vắc-xin quai bị. Vậy ai là người tìm ra vắc-xin quai bị?

1. Virus quai bị là gì?

Virus quai bị là một loại paramyxovirus cùng nhóm với virus parainfluenza và Newcastle. Hai virus này tạo ra các kháng thể phản ứng chéo vào virus quai bị và virus sẽ có bộ gen RNA đơn chuỗi

Virus quai bị có thể được phân lập hoặc nhân giống trong môi trường nuôi cấy các mô ở người và khỉ hoặc trong phôi trứng. Nó được phục hồi từ nước bọt, dịch não tủy, nước tiểu, máu, sữa mẹ và các mô bị nhiễm bệnh của bệnh nhân bị quai bị. Virus quai bị nhanh chóng bị bất hoạt bởi formalin, ete, cloroform, nhiệt và tia cực tím.

Virus quai bị truyền nhiễm bởi các giọt nước có chứa virus từ người nhiễm bệnh bắn ra bởi các giọt hô hấp. Hoặc có thể truyền virus ở nước bọt, chất nhầy từ miệng, mũi, cổ họng của người bệnh cho người khác bằng cách:

  • Hắt hơi, ho hoặc nói chuyện
  • Chạm vào bề mặt bằng bàn tay chưa rửa

Virus quai bị sẽ lây bệnh cao nhất trong vài ngày trước và sau khi bị viêm mũi. Bệnh quai bị có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm viêm màng não, viêm tụy, viêm tim, sưng buồng trứng/tinh hoàn.


Virus quai bị là một loại paramyxovirus
Virus quai bị là một loại paramyxovirus

2. Vắc-xin quai bị ra đời như thế nào?

2.1. Mô tả đầu tiên về bệnh quai bị

Đầu tiên, bệnh quai bị được mô tả như một căn bệnh có thể được tìm thấy từ thế kỷ thế 5 trước Công nguyên. Cha đẻ của y học Hippocrates đã mô tả một đợt bùng phát bệnh quai bị trên đảo Thassos của Hy Lạp vào khoảng 410 BC mà các bác sĩ hiện đại vẫn coi là một tài liệu bậc thầy về căn bệnh này.

2.2. Phát hiện căn nguyên bệnh quai bị

Trong khi các nghiên cứu khác nhau về căn bệnh này đã được thực hiện trong suốt thế kỷ 19 và 20, thì căn nguyên của virus quai bị cuối cùng cũng đã được phát hiện và ghi lại bởi Claud D. Johnson và Ernest W.Goodpasture vào năm 1934.

Johnson và Goodpasture đã phát hiện ra rằng những con khỉ nâu/khỉ rezut bị nhiễm virus tìm thấy trong mẫu nước bọt lấy từ miệng bệnh nhân bị quai bị ở giai đoạn đầu của bệnh. Giai đoạn đầu của bệnh quai bị thì bệnh đã tự phát triển. Do đó, họ đánh giá virus này là nguyên nhân gây bệnh quai bị. Từ đó, cho phép con đường nghiên cứu mới mở ra để phát triển một loại vắc-xin giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.

2.3. Phân lập virus quai bị (1945)

Năm 1945, virus quai bị được phân lập lần đầu tiên và đến năm 1948 một loại vắc-xin bất hoạt đã được phát triển. Phiên bản vắc-xin quai bị này chỉ có hiệu quả ngắn hạn. Tuy nhiên, với các chế phẩm tiếp theo được sử dụng thêm một loại virus sống đã bị suy yếu, thay vì một loại bất hoạt.

Phiên bản vắc-xin này tương đối ngắn và đã bị ngừng sử dụng vào giữa những năm 1970 khi các lựa chọn hiệu quả hơn được phát triển.


Virus quai bị được phân lập tìm vắc-xin
Virus quai bị được phân lập tìm vắc-xin

2.4. Mumps-vax: vắc-xin Jeryl Lynn (1976)

Vào ngày 30 tháng 3 năm 1967, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép cho Mumps-vax-một loại vắc-xin được phát triển bởi Maurice Hilleman tạo ra từ virus quai bị lây nhiễm cho con gái năm tuổi của ông (Jeryl Lynn Hilleman). Vắc-xin Mumps-vax được khuyến nghị sử dụng thường quy ở Mỹ vào năm 1977.

Các chủng virus quai bị sống được phát triển ở trứng gà mái và nuôi cấy tế bào phôi gà. Điều này có nghĩa là các chủng virus đã bị suy giảm, do đó có thể sẽ suy giảm khi sử dụng ở tế bào người. Mặc dù điều này không ngăn chặn chủng virus quai bị sống bị suy yếu được phát triển thành vắc-xin có tính khả thi, thì ngày nay chủng “Jeryl Lynn” vẫn được sử dụng trong vắc-xin ở Mỹ.

2.5. Phát triển vắc-xin MMR (1971)

Vắc-xin MMR được Hilleman phát triển khi đang làm việc tại Viện nghiên cứu trị liệu Merch ở Pennsylvania, Hoa Kỳ và vắc-xin này được ông trộn lẫn các virus sống đã suy yếu của sởi, quai bị, rubella. Hilleman cũng là người tạo ra vắc-xin sởi vào năm 1963 và phiên bản vắc-xin này được cải tiến vào năm 1968.

Trong khi Hilleman cũng tạo ra được một loại vắc-xin rubella, thì đối với vắc-xin MMR ông đã sử dụng một phiên bản được phát triển bởi Stanley Plotkin tại Viện Wistar. Plotkin đã sử dụng tế bào người để phát triển vắc-xin rubella của mình, cho nên vắc-xin này có khả năng bảo vệ chống lại bệnh tốt hơn so với loại dựa trên tế bào động vật của Hilleman. Vắc-xin MMR được cấp phép vào năm 1971 và liều thứ hai được giới thiệu vào năm 1989.


Vắc-xin MMR
Vắc-xin MMR

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: merckvaccines.com; cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe