9 dấu hiệu và triệu chứng thiếu vitamin B6

Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine là 1 trong 8 vitamin nhóm B. Tình trạng thiếu vitamin B6 khá phổ biến ở những người mắc các bệnh về gan, thận, tiêu hóa hoặc tự miễn dịch, cũng như người hút thuốc, người béo phì, người nghiện rượu và phụ nữ mang thai. Dưới đây là 9 dấu hiệu và triệu chứng thiếu vitamin B6.

1. Phát ban da là triệu chứng thiếu vitamin B6

Thiếu vitamin B6 là một trong những nguyên nhân gây phát ban đỏ, ngứa được gọi là viêm da tiết bã. Phát ban có thể xuất hiện trên da đầu, mặt, cổ và ngực. Nó được biết đến với vẻ ngoài nhờn, dễ bong tróc và có thể gây ra các mảng sưng hoặc trắng. Một lý do thiếu B6 có thể dẫn đến phát ban da là vì vitamin giúp tổng hợp collagen, một chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh.

Trong những trường hợp này, việc tiêu thụ B6 có thể giúp loại bỏ phát ban một cách nhanh chóng. Một số người bị viêm da tiết bã có thể cần cung cấp B6 cao hơn đối với những người khác. Kem bôi mặt có chứa B6 có thể có tác dụng cải thiện các triệu chứng do viêm da tiết bã gây ra.

2. Nứt và đau môi do thiếu vitamin B6

Khô nứt môi được đặc trưng bởi đau môi, khóe miệng nứt, đỏ và sưng với do thiếu B6. Khu vực bị nứt có thể chảy máu và bị nhiễm trùng. Ngoài việc gây ra cảm giác rất đau đớn, môi bị nứt nẻ và đau có thể làm cho các hoạt động như ăn uống và nói chuyện trở nên khó khăn. Tình trạng này có thể cải thiện bằng cách xác định rõ nguyên nhân có phải là do thiếu B6 gây ra hay không và nếu đó là nguyên nhân thì nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin. Đáng chú ý, sự thiếu hụt riboflavin, folate, sắt và các chất dinh dưỡng khác cũng có thể gây ra tình trạng này.


Khô nứt môi được đặc trưng bởi đau môi, khóe miệng nứt, đỏ và sưng với do thiếu B6
Khô nứt môi được đặc trưng bởi đau môi, khóe miệng nứt, đỏ và sưng với do thiếu B6

3. Đau, bóng lưỡi là triệu chứng thiếu vitamin B6

Nếu bị thiếu B6, lưỡi có thể bị sưng, đau, viêm hoặc đỏ. Đây được gọi là viêm lưỡi. Biểu hiện của viêm là bề mặt lưỡi bóng, mịn, xuất hiện những vết sưng trên lưỡi. Viêm lưỡi có thể gây ra các khó khăn khi nhai, nuốt và nói chuyện. Nếu viêm lưỡi là do thiếu B6 gây ra thì bổ sung B6 có thể điều trị tình trạng này. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác, bao gồm folate và B12, cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm lưỡi. Sau khi bổ sung đủ tất cả các vitamin bị thiếu hụt, bạn có thể cần phải làm sạch viêm lưỡi.

4. Thay đổi tâm trạng

Sự thiếu hụt B6 có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, đôi khi góp phần vào trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh và tăng cảm giác đau đớn. Nguyên nhân do B6 có liên quan đến việc tạo ra một số chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như serotonin và axit gamma-aminobutyric (GABA). Cả serotonin và GABA đều giúp kiểm soát sự lo lắng, trầm cảm và cảm giác đau đớn. Vai trò của B6 trong việc chống lại các vấn đề tâm trạng đang được thử nghiệm trong nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, trong khoảng một nửa số người mắc chứng tự kỷ được bổ sung B6 sẽ giúp giảm các vấn đề về hành vi, có thể vì nó giúp tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng uống 50 -80mg B6 mỗi ngày có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), chẳng hạn như buồn rầu, khó chịu, lo lắng và trầm cảm. Lý do để B6 có thể giúp giảm các hội chứng tiền kinh nguyệt là vì nó giúp tạo ra serotonin, giúp cải thiện tâm trạng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu nhiều hơn để tìm hiểu xem phụ nữ trải qua PMS có thực sự bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất hay không.


Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 50-80mg B6 mỗi ngày có thể giúp giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như buồn rầu, khó chịu,...
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 50-80mg B6 mỗi ngày có thể giúp giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như buồn rầu, khó chịu,...

5. Chức năng miễn dịch bị suy yếu

Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt là chìa khóa để ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm và các bệnh ung thư khác nhau. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, bao gồm B6, có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch. Cụ thể hơn, sự thiếu hụt B6 có thể dẫn đến việc giảm sản xuất kháng thể cần thiết để chống lại nhiễm trùng.

Sự thiếu hụt B6 cũng có thể làm giảm sản tốc độ xuất tế bào bạch cầu của cơ thể, bao gồm cả tế bào T. Những tế bào này điều chỉnh chức năng miễn dịch, giúp nó đáp ứng một cách thích hợp. Ngoài ra, B6 giúp cơ thể tạo ra một loại protein gọi là interleukin-2, giúp định hướng hoạt động của các tế bào bạch cầu. Những người bị rối loạn tự miễn dịch (trong đó hệ thống miễn dịch tự chống lại chính nó), có thể làm tăng sự phá hủy B6, làm tăng nhu cầu về vitamin.

6. Mệt mỏi và năng lượng thấp

Thiếu vitamin B6 có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Vì vitamin B6 có tác dụng giúp tạo ra huyết sắc tố. Đó là protein trong các tế bào hồng cầu giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu các tế bào không có đủ oxy do quá ít huyết sắc tố, thì đó là bệnh thiếu máu. Điều đó có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và yếu.

Có những trường hợp thiếu máu liên quan đến B6 nhưng sử dụng dạng pyridoxine hydrochloride (HCl) lại không có tác dụng. Tuy nhiên, việc bổ sung B6 dạng hoạt động mạnh nhất được gọi là pyridoxal 5 W-phosphate (PLP) thì đã giải quyết được tình trạng thiếu máu này.

Bạn có thể mua B6 ở một trong hai dạng như một chất bổ sung, nhưng pyridoxine HCl phổ biến hơn và thường có giá thấp hơn PLP. Bên cạnh việc cảm thấy mệt mỏi do thiếu máu, thiếu B6 cũng có thể góp phần gây ra mệt mỏi do vai trò của nó trong việc tạo ra hormone melatonin thúc đẩy giấc ngủ.


Thiếu vitamin B6 có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải
Thiếu vitamin B6 có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải

7. Đau nhói và đau ở tay và chân

Thiếu B6 có thể gây tổn thương thần kinh được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng có thể bao gồm đau rát và đau nhói ở tay và chân. Nó có cảm giác như là bị ghim và cảm giác kim châm. Tổn thương thần kinh cũng có thể dẫn đến khó khăn trong việc giữ thăng bằng và đi lại. Ngoài ra, liên tục dùng quá nhiều dạng B6 (pyridoxine HCl) không hoạt động từ các chất bổ sung cũng có thể gây ra bệnh thần kinh. Điều xảy ra vì một lượng lớn B6 không hoạt động có thể cạnh tranh và chặn hình thức PL6 hoạt động trong cơ thể. Các vấn đề về thần kinh do thiếu B6 có thể hồi phục khi lượng B6 được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, các vấn đề về thần kinh do nhiễm độc B6 có thể khó điều trị hơn.

8. Co giật

Động kinh xảy ra vì những lý do khác nhau, trong đó bao gồm thiếu B6. Nếu không có đủ B6, cơ thể không thể tạo ra đủ lượng chất dẫn truyền thần kinh làm dịu GABA, do đó não có thể bị kích thích quá mức. Động kinh có thể gây ra các triệu chứng như co thắt cơ, trợn mắt và tay hoặc chân bị co giật, cơ thể bị run nhanh, không kiểm soát được hoặc mất ý thức.

Thiếu B6 có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh. Những trường hợp đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1950 ở những trẻ được cho ăn sữa bột không đủ B6. Gần đây, các cơn co giật do thiếu B6 đã được báo cáo xảy ra ở cả người lớn. Những trường hợp này thường được tìm thấy nhiều nhất trong thai kỳ, người nghiện rượu, hoặc do tương tác thuốc hoặc bệnh gan. Việc bổ sung B6 đã được chứng minh rất thành công trong điều trị các cơn động kinh liên quan.


Thiếu B6 có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh
Thiếu B6 có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh

9. Homocysteine ​​cao

Homocysteine ​​là sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình tiêu hóa protein. Thiếu B6, cũng như folate và B12, có thể dẫn đến nồng độ homocysteine ​​trong máu cao bất thường, vì các vitamin B này là cần thiết để giúp xử lý homocysteine. Nồng độ homocysteine ​​tăng có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, đáng chú ý nhất là bệnh tim, đột quỵ, cũng như bệnh Alzheimer. Khi homocysteine ​​tăng cao, nó có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh. Rất may là mức homocysteine ​​ có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm máu đơn giản. Homocysteine ​​tăng có thể được hạ xuống bằng cách bổ sung B6, B12 và folate. Cần lưu ý rằng các yếu tố khác, chẳng hạn như thói quen ăn uống và hoạt động thể chất cũng có liên quan đến các bệnh liên quan đến homocysteine ​​cao.

10. Thực phẩm giàu vitamin B6

Cơ thể không thể lưu trữ B6 nhiều. Để tránh thiếu hụt, chúng ta cần cung cấp nó một cách thường xuyên. Điều này thường không khó thực hiện, vì B6 được tìm thấy rộng rãi trong nhiều loại thực phẩm động vật và thực vật. Ngoài ra, nó thường được thêm vào các thực phẩm tăng cường như ngũ cốc ăn sáng và chất dinh dưỡng. Lượng khuyến cáo hàng ngày (RDI) cho vitamin B6 cho người lớn không mang thai là 1,7 mg.

Dưới đây là một số thực phẩm hàng đầu cung cấp B6 tự nhiên:

Thực phẩm Kích cỡ % RDI
Ức gà không da, rang 85 g 40%
Thịt lợn thăn, rang 85 g 33%
Cá bơn, nấu chín 85 g 32%
Sirloin bít tết, nướng 85 g 29%
Ức gà không da, nấu chín 85 g 26%
Cá hồi coho hoang dã, nấu chín 85 g 24%
Chuối 118 g 22%
Khoai tây nướng với da 138 g 21%
Hạt hồ trăn rang 28 g 19%
Ớt đỏ ngọt, sống 92 g 16%
Mận khô 33 g 14%
Rau mầm Brussels đông lạnh, luộc 78 g 13%
Hạt hướng dương, rang 28 g 11%
Quả Bơ 68 g 11%
Đậu lăng, luộc 99 g 10%

Đáng chú ý, các dạng B6 trong thực phẩm từ động vật và thực phẩm bổ sung thường được hấp thụ tốt hơn so với dạng tìm thấy trong thực phẩm thực vật. Nếu chỉ ăn thực phẩm thực vật, bạn có thể cần thêm B6 .

Trong cơ thể, Vitamin B6 có liên quan đến hơn 150 phản ứng enzyme. Những phản ứng này giúp cơ thể xử lý protein, carbs và chất béo sau ăn. B6 cũng có liên kết chặt chẽ với các chức năng của hệ thống thần kinh và miễn dịch. Gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng B6 có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Điều này có nghĩa là nó có thể đóng một vai trò trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể của thiếu B6 bao gồm phát ban da, nứt môi, lưỡi bóng, thay đổi tâm trạng, suy giảm chức năng miễn dịch, mệt mỏi, đau dây thần kinh, co giật và tăng nồng độ homocysteine. Nếu bạn lo lắng bạn có thể không nhận đủ B6 hoặc có thể bị thiếu, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định hướng bổ sung tốt nhất.

Thiếu B6 nói chung là dễ tránh miễn là bạn có thói quen ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại trái cây, rau, quả hạch, thịt và cá. Trong một số trường hợp, bổ sung vitamin B6 cũng có thể được khuyên dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe