7 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến mủ và 5 lời khuyên để phòng ngừa

Bệnh vẩy nến mủ là một bệnh về da hiếm gặp. Đây là tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ với những mụn mủ gây đau đớn sưng tấy. Dưới đây là 7 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến mủ và 5 lời khuyên để phòng ngừa.

1. Bệnh vẩy nến mủ là gì?

Bệnh vẩy nến mủ là tình trạng những vết mụn mủ gần hoặc bên trong các đốm da đỏ. Chúng có thể có vảy, bong tróc, gây ngứa và tổn thương cho vùng da. Những người bị bệnh vẩy nến mủ không thể lây bệnh cho người khác, ngay cả khi những vết mủ bị dính sang người kia. Bệnh vẩy nến mủ có thể xảy ra kết hợp với các dạng bệnh vẩy nến khác, như bệnh vẩy nến mảng bám.

Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi cũng như giới tính. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình mắc bệnh vẩy nến mủ là 50 tuổi. Trẻ em rất hiếm mắc bệnh vẩy nến mủ, đặc biệt ở lứa tuổi từ 2 đến 10 tuổi.


Vảy nến thể mủ gây ngứa và bong tróc vùng da bị bệnh
Vảy nến thể mủ gây ngứa và bong tróc vùng da bị bệnh

2. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến mủ

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến mủ, như:

  • Một số thuốc là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến như: Thuốc giảm đau hoặc hạ sốt bằng aspirin; Thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, naproxen); Một số thuốc chống trầm cảm như lithium hoặc trazodone); Penicillin (kháng sinh); Calcipotriol (một loại thuốc trị vẩy nến); Than đá (cũng được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến); Kẽm pyrithione (hoạt chất trong dầu gội trị gàu); Steroid (Prednison). Nếu bác sĩ kê toa các loại thuốc này, bạn hãy ngừng dùng thuốc ngay lập tức.
  • Ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu hoặc dưới tia cực tím (UV) có thể bùng phát bệnh vẩy nến.
  • Tình trạng căng thẳng có thể kích hoạt bệnh vẩy nến mủ.
  • Thai kỳ.
  • Nhiễm trùng có thể kích hoạt bệnh.
  • Thuốc lá.
  • Rượu, bia và các chất kích thích.

Tuy vậy, đôi khi bạn sẽ không tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến mủ.


Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến
Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến

3. Phòng ngừa bệnh vẩy nến mủ

5 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh vẩy nến mủ:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nhiều người bị bệnh vẩy nến do thừa cân hoặc béo phì. Một số trường hợp người bệnh bị tăng cân sau khi họ mắc bệnh vẩy nến. Các bác sĩ không biết liệu có mối liên hệ nào giữa cân nặng và bệnh vẩy nến hay không, nhưng sẽ thật thông minh nếu bạn cố gắng giảm cân an toàn. Những người tăng cân có nguy cơ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh vẩy nến cũng như làm các phương pháp điều trị căn bệnh này cũng không hiệu quả.
  • Tránh xa thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết những người bị bệnh vẩy nến hút thuốc là những người hút thuốc trước khi họ bị bệnh. Những người hút ít nhất một hộp thuốc lá một ngày cũng có thể bị bùng phát bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn. Các phương pháp điều trị không có tác dụng tốt đối với người hút thuốc.

Hút thuốc lá làm bệnh vảy nến mủ có nguy cơ phát triển nghiêm trọng hơn
Hút thuốc lá làm bệnh vảy nến mủ có nguy cơ phát triển nghiêm trọng hơn

  • Hạn chế bia, rượu: Những bệnh nhân vảy nến nên tránh xa việc uống rượu. Rượu có thể khiến đàn ông dễ mắc bệnh vẩy nến.
  • Tránh căng thẳng: Một số biện pháp giúp bạn giảm căng thẳng như: suy nghĩ lạc quan, duy trì thói quen tập thể dục hoặc ngồi thiền.
  • Không tắm nắng: Tắm nắng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu làm bùng phát bệnh vẩy nến. Nếu bạn dễ bị bệnh vẩy nến mủ, hãy tránh các chuyến đi cả ngày đến bãi biển, công viên, mặc áo chống nắng khi đi ra ngoài.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe