6 giai đoạn phát triển giấc ngủ của trẻ từ 0 - 3 tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Chung Thị Mộng Thuý - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sự phát triển giấc ngủ của mỗi trẻ rất khác nhau. Một vài trẻ có thể ngủ suốt đêm khi mới được 8 tuần, trong khi số khác chưa sẵn sàng dù đã được nhiều tháng tuổi. Vậy cụ thể thì các giai đoạn của giấc ngủ từ sơ sinh đến 3 tuổi phát triển như thế nào?

1. Từ sơ sinh đến 3 tháng

Tổng thời gian ngủ là khoảng 16 - 18 giờ mỗi ngày.

Ở giai đoạn này, bé sẽ ngủ liên tục trong vài tuần đầu tiên, sau mỗi vài giờ mới thức dậy để bú. Mặc dù lịch trình này có thể khiến bạn mệt mỏi, nhưng rất cần thiết để bụng nhỏ xíu của bé luôn được no đủ. Khi được 6 - 8 tuần tuổi, trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm, và bạn cũng được nghỉ ngơi thoải mái hơn một chút.

Lưu ý an toàn: Để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS và ngạt thở, các chuyên gia khuyên bé nên nằm ngửa mặt nghiệng sang bên trong nôi hoặc cũi phẳng, không lót thêm đệm, chăn, gối, thú nhồi bông hoặc bất cứ thứ gì khác cho đến khi bé được 1 tuổi.

Các kế hoạch huấn luyên trẻ ngủ mà bạn có thể áp dụng:

Giữ cho ngôi nhà luôn sáng sủa vào ban ngày và chơi đùa khi bé thức. Không cần giảm âm thanh của những tiếng ồn thông thường như tiếng nấu ăn hoặc nói chuyện. Vào ban đêm, hãy cho bé biết đã đến lúc chuẩn bị đi ngủ bằng cách tắt bớt đèn, dùng ánh sáng yếu, nói giọng nhỏ nhẹ, giữ yên tĩnh và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.

Giữ vùng mông khô ráo sẽ giúp bé ngủ lâu hơn. Để làm được điều này, nên dùng loại tã chất lượng cao vào ban đêm và thay tã mới theo hướng dẫn của vạch báo độ ẩm bên ngoài tã.

  • Tạo thói quen trước khi đi ngủ

Một thói quen cố định hàng đêm giúp trẻ sơ sinh thư giãn và sẵn sàng chìm vào giấc ngủ. Ngay từ ngày đầu tiên, hãy thực hiện những động tác âu yếm đơn giản và yên bình trước khi cho con ngủ như hát ru và hôn chúc trẻ ngủ ngon.

2. Từ 3 đến 6 tháng tuổi

Tổng thời gian ngủ là khoảng 15 - 16 giờ mỗi ngày.

Khi lớn hơn một chút, bé có thói quen ngủ và thức dễ đoán hơn, với khoảng 3 giấc ngủ ngắn trong ngày. Khi được 3 tháng, một số trẻ sơ sinh có thể ngủ 6 - 8 giờ liên tục vào ban đêm. Đến 6 tháng, nhiều trẻ ngủ liên tục từ 8 - 12 giờ.

Các kế hoạch chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh giai đoạn này:

  • Chọn loại tã phù hợp

Không nên để tã ướt đánh thức trẻ vào giữa đêm. Bạn có thể chọn tã có ba lớp bảo vệ giúp hút hết chất lỏng, khô thoáng da và giữ cho chu kỳ giấc ngủ của bé diễn ra thoải mái.

  • Chọn thời gian ngủ thức phù hợp sinh lý trẻ:

Chọn thời gian ngủ trưa và ngủ đêm của trẻ phù hợp, tuân thủ nghiêm ngặt nhất có thể. Một lịch trình thức ngủ cố định sẽ giúp bé có đủ thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

  • Thử huấn luyện giấc ngủ

Nếu bạn muốn rèn trẻ tự ngủ theo các chiến lược được chuyên gia đề xuất thì khoảng 4 - 6 tháng tuổi là thời điểm tốt để bắt đầu.


Hãy rèn cho trẻ thói quen tự ngủ trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi
Hãy rèn cho trẻ thói quen tự ngủ trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi

3. Từ 6 đến 9 tháng tuổi

Buổi tối trẻ sẽ có xu hướng ngủ qua đêm hơn và ngủ sâu nhiều hơn, trẻ cũng không còn thức dậy đòi ăn nhiều như trước vì lúc này cơ thể trẻ đã có thể duy trì nhu cầu dinh dưỡng tự thân suốt đêm 7-8 giờ, hoặc hơn.

Tuy nhiên, vì trong giai đoạn này, trẻ phát triển thêm nhiều kỹ năng mới, làm cho trẻ dễ thức về đêm thường xuyên hơn, đồng thời cũng khó đi vào giấc ngủ hơn khi đã thức dậy, bởi có thể kiểm soát hoạt động của cơ thể tốt hơn, cũng như dễ dàng di chuyển cơ thể hơn.

Tổng thời gian ngủ là khoảng 14 - 15 giờ mỗi ngày.

Đồng thời cơn đau khi mọc răng và cột mốc phát triển kỹ năng mới (như ngồi và bò) cũng là nguyên nhân làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của trẻ.

Các kế hoạch dạy trẻ ngủ bạn có thể áp dụng:

  • Đặt đồng hồ sinh học cho con

Bạn có thể đánh thức con nếu bé dậy muộn hơn thông thường. Tuân thủ lịch trình cố định là cách tốt để duy trì thói quen ngủ lành mạnh.

  • Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ

Hãy tạo một thói quen đơn giản trước khi đi ngủ nếu bé vẫn chưa có. Ví dụ như nghe 1 - 2 câu chuyện hoặc bài hát ru trước khi đi ngủ, và một nụ hôn chúc ngủ ngon.

  • Di chuyển nôi ra xa tường

Một số em bé cảm thấy dễ chịu khi vùng vẫy tay chân trong cũi, tạo ra âm thanh khi nôi liên tục va vào tường. Bạn không cần ngăn con làm hành động này, thay vào đó là kiểm tra chiếc cũi định kỳ, đảm bảo độ chắc chắn.


Một số em bé cảm thấy dễ chịu khi vùng vẫy tay chân trong cũi, tạo ra âm thanh khi nôi liên tục va vào tường
Một số em bé cảm thấy dễ chịu khi vùng vẫy tay chân trong cũi, tạo ra âm thanh khi nôi liên tục va vào tường

4. Từ 9 đến 12 tháng tuổi

Tổng thời gian ngủ là khoảng 14 giờ mỗi ngày.

Hầu hết trẻ sơ sinh độ tuổi này có 2 giấc ngủ ngắn mỗi ngày (sáng và chiều), mỗi giấc kéo dài 1 - 2 giờ và 70 - 80% bé đã có thể ngủ suốt đêm. Nếu bé khó ngủ và quấy khóc khi bạn không ở ngay bên cạnh, hãy tìm cách trấn an con nhẹ nhàng, nhưng hạn chế tối thiểu số lần quay lại thăm con, đặc biệt là bế con. Dần dần bé sẽ quen với việc tự xoa dịu bản thân và vượt qua giai đoạn này mà không lệ thuộc vào bạn.

Các kế hoạch đào tạo giấc ngủ của trẻ sơ sinh:

  • Chuyển sang giờ đi ngủ sớm hơn

Có một nghịch lý là khi càng thức chơi muộn và mệt mỏi, bé lại càng không chịu nằm yên vào giờ đi ngủ. Hãy thử đưa con đi ngủ sớm hơn 30 phút để giúp bé ngủ ngon hơn.

  • Để con tập ngủ

Đặt con xuống giường khi chỉ mới buồn ngủ chứ không phải là đã ngủ thiếp đi. Điều này có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn vào cả ban ngày và đêm, cũng như còn đủ tỉnh táo để học cách tự chìm vào giấc ngủ. Nếu bé khóc, đừng vội chạy đến thăm ngay. Hãy đợi vài phút để xem bé có thực sự khó chịu hay chỉ quấy khóc một chút rồi bình tĩnh trở lại.

Hơn một nửa số trẻ nghiến răng, chủ yếu là khi đang trong chu kỳ giấc ngủ sâu, tạo tiếng ồn khó chịu. Mặc dù không có khả năng làm tổn thương răng của trẻ, nhưng hãy đề cập với bác sĩ về vấn đề này trong những lần khám sức khỏe định kỳ.


Hãy lưu ý xem trẻ có nghiến răng khi ngủ không, nếu có hãy đề cập với bác sĩ trong những lần khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
Hãy lưu ý xem trẻ có nghiến răng khi ngủ không, nếu có hãy đề cập với bác sĩ trong những lần khám sức khỏe định kỳ cho trẻ

5. Từ 12 đến 24 tháng (1 - 2 tuổi)

Tổng thời gian ngủ là khoảng 13 - 14 giờ mỗi ngày.

Khi được 12 tháng, con bạn có thể vẫn ngủ 2 giấc vào ban ngày, nhưng đến khoảng 18 tháng, hầu hết trẻ bỏ giấc ngủ ngắn buổi sáng và thay vào đó là giấc ngủ ngắn buổi chiều. Nhiều trẻ vẫn ngủ trưa cho đến khi 4 - 5 tuổi.

Sau sinh nhật đầu tiên của trẻ, bạn có thể cho con mang theo một em búp bê, chăn hoặc gấu mềm đi ngủ cùng. Lưu ý chọn loại đồ chơi an toàn không có nút hoặc các vậy nhỏ có thể gây nguy cơ nghẹt thở khác.

Các kế hoạch về giấc ngủ:

  • Hạ đệm xuống

Nếu trẻ cố gắng trèo ra khỏi cũi, hãy đặt đệm xuống vị trí thấp nhất, đồng thời đặt thêm gối trên sàn để đề phòng. Nếu bé thường xuyên trèo ra ngoài, có thể đã đến lúc chuyển con vào giường ngủ.

  • Xử lý việc đập đầu

Nhiều trẻ nhỏ tự đập đầu khi nằm trong nôi để tự an ủi mình. Mặc dù hành động này trông có vẻ kỳ quặc nhưng thường là vô hại, bạn không cần ngăn cản bé. Thay vào đó, hãy nhớ kiểm tra cũi thường xuyên nếu bị lỏng và thảo luận với bác sĩ về vấn đề này nếu vẫn còn lo ngại.

6. Từ 24 đến 36 tháng (2 - 3 tuổi)

Tổng thời gian ngủ là khoảng 11 - 14 giờ mỗi ngày.

Trẻ 2 tuổi có thể vẫn chợp mắt vài giờ vào buổi chiều, nhưng sẽ sớm chuyển từ cũi sang giường.

Trẻ nhận thức được xung quanh có thể bắt đầu phát triển nỗi sợ hãi trong giai đoạn này, chẳng hạn như sợ ở một mình trong bóng tối và lo lắng có quái vật dưới gầm giường. Nếu trẻ vừa gặp ác mộng và giật mình, hãy đến gặp thăm con ngay lập tức và tìm cách an ủi, giúp con bình tĩnh và quay lại giấc ngủ nhanh hơn.

Các chiến lược về giấc ngủ:

  • Tạo thói quen đi ngủ

Đọc sách, kể chuyện, hay nói lời chúc ngủ ngon với mọi thứ trong phòng. Giữ tâm trạng thoải mái để giúp bé dễ ngủ hơn.

  • Chuyển từ cũi sang giường

Khi con bạn chưa quen với việc ngủ trên giường, trẻ có thể ra khỏi giường nhiều lần. Giữ bình tĩnh và chỉ cần đưa con trở lại giường. Khi con chịu ngủ yên trên giường cả đêm, hãy nhớ khen con vào sáng hôm sau.

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Trẻ không chỉ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo được giấc ngủ khoa học để phát triển toàn diện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe