5 thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc-xin uốn ván cho trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Khoa Nhi - Sơ Sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Uốn ván là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và từng là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ. Hiện nay nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh uốn ván đã giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý năm thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc-xin ngừa uốn ván cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào ?

Bệnh uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh, là một bệnh do độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) tác động lên hệ thần kinh cơ dẫn đến co cứng cơ và có thể gây tử vong nếu cơ hô hấp ngừng hoạt động. Bệnh uốn ván gặp ở mọi lứa tuổi và không lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên lứa tuổi trẻ em và người già thường có tỷ lệ tử vong cao.

Nha bào uốn ván thường được bắt gặp ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên như đất, cát, phân người, phân gia súc.... Người có thể bị nhiễm uốn ván khi vết thương hoặc vết cắt bị nhiễm bẩn. Tác nhân gây bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn. Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dụng cụ nhiễm bẩn khi sinh hoặc khi nạo thai. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bẩn nếu dùng dụng cụ cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay người đỡ đẻ không sạch.


Bệnh uốn ván được lây truyền qua da và những tổn thương khác ở niêm mạc
Bệnh uốn ván được lây truyền qua da và những tổn thương khác ở niêm mạc

Các triệu chứng của bệnh uốn ván

Thời kỳ ủ bệnh: Thường kéo dài từ 3 đến 21 ngày, nhưng cũng có thể 1 ngày hay thậm chí vài tháng, phụ thuộc vào vị trí, mức độ nhiễm khuẩn và đặc điểm của vết thương. Nhìn chung, nếu vết thương bị nhiễm bẩn càng nặng thì thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn và tiên lượng bệnh càng xấu.

Cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván. Tiếp theo là cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng, cơ co thắt, vã mồ hôi và sốt. Hầu hết trẻ thường tử vong.

Thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho trẻ

Tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin ngừa uốn ván là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Trẻ cần được tiêm tổng cộng 5 mũi vào các thời điểm sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Tiêm khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.
  • Khi trẻ 15 - 20 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại lần đầu.
  • Sau 5 - 10 năm tiêm nhắc lại một liều.

Tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin ngừa uốn ván là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay
Tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin ngừa uốn ván là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, vắc-xin uốn ván được sử dụng ở dạng vắc-xin phối hợp để phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhằm giảm số lần tiêm cho trẻ. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp nhiều loại vắc-xin chất lượng cao mang đến sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng :

  • Vắc-xin 5 trong 1 (Pentaxim 0.5 ml sản xuất tại Pháp) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B: Lịch tiêm 3 mũi (khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi), nhắc lại lúc 15 - 20 tháng tuổi.
  • Vắc-xin 6 trong 1 (Infanrix hexa 0.5 ml – sản xuất tại Bỉ hoặc Hexaxim 0.5ml sản xuất tại Pháp) phòng: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và các bệnh: viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B. Lịch tiêm 3 mũi (khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi), nhắc lại lúc 15-20 tháng tuổi.
  • Vắc-xin 4 trong 1 (Tetraxim 0.5ml sản xuất tại Pháp) phòng bạch hầu- ho gà-uốn ván- bại liệt: có thể tiêm nhắc cho trẻ ở thời điểm 4-6 tuổi và 11-12 tuổi
  • Vắc-xin 3 trong 1 (Adacel 0.5 ml (sản xuất tại Pháp) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho người từ 4 - 64 tuổi, nhắc mỗi 5-10 năm.

Trẻ con vốn hiếu động, nghịch ngợm và việc gặp phải những vết thương ngoài da là điều không thể tránh khỏi. Do đó, các mẹ đừng quên cho trẻ tiêm vắc-xin uốn ván đủ và đúng thời điểm để bảo vệ trẻ một cách tốt.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe