2 phương pháp điều trị viêm niệu đạo hiệu quả, dứt điểm

1. Điều trị viêm niệu đạo bằng cách sử dụng thuốc tây y


Thuốc chữa viêm niệu đạo nữ, nam giới
Thuốc chữa viêm niệu đạo nữ, nam giới

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo là do nấm nến, vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ quan niêm đạo. Do đó, tùy vào từng loại gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc chữa phù hợp.

- Nếu Mycoplasma và Chlamydia gây ra bệnh viêm niệu đạo, người bệnh có thể uống thuốc kháng sinh.

- Nếu do nấm, người bệnh sẽ dùng thuốc kháng sinh chống nấm.

Ngoài dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ phác đồ điều trị bằng việc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, vệ sinh bộ phận ở vùng kín đúng cách.

2. Cách điều trị viêm niệu đạo bằng bài thuốc dân gian


Cách trị viêm niệu đạo ở nam, nữ giới bằng kim tiền thảo, rễ cỏ tranh
Cách trị viêm niệu đạo ở nam, nữ giới bằng kim tiền thảo, rễ cỏ tranh

Hiện nay, cách chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng bài thuốc dân gian vẫn được áp dụng. Phương pháp này hỗ trợ quá trình điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên không được tự ý chữa tại nhà, khi dùng cách nào thì người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Có như thế, phản ứng phụ mới không xảy ra và không ảnh hưởng đến tình trạng, sức khỏe của người bệnh.

- Kim tiền thảo: Một vị thuốc rất phổ biến trong đông y giúp chữa các bệnh liên quan tới viêm hệ tiết niệu. Liệu trình là uống 2 – 3 lần/ ngày nước sắc thuốc này.

- Rễ cỏ tranh: Thành phần trong rễ cỏ tranh có khả năng hỗ trợ việc điều trị bệnh viêm niệu đạo. Để sử dụng bài thuốc này, người bệnh cần kiếm 5g hoa cúc, 25g xa tiền tử, 40g râu ngô, 30g rễ cỏ tranh và trộn đều các nguyên liệu với nhau rồi mang đi bảo quản thật kỹ. Khi dùng chỉ cần lấy ra 50g pha cùng với 0,75ml nước sôi để uống trong ngày.

- Cây mã đề: Có tính mát nên dễ dàng cải thiện được tình trạng của bệnh. Người bệnh cần trộn và sao chín kỹ 2 nguyên liệu là hạt ý dĩ cùng với hạt mã đề theo định lượng 300 – 500gr. Sau đó là tán mịn rồi mang đi pha với nước để uống 3 lần/ngày trước bữa ăn cơm.

Nếu thấy triệu chứng viêm niệu đạo như thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ra ít, đau rát ở niệu đạo; lỗ tiểu có cảm giác ngứa ngáy; sốt, sưng khớp, vùng bẹn bị nổi hạch..., bạn nên đi thăm khám ngay. Còn để đảm bảo sức khỏe dù chưa bất cứ biểu hiện nào, hãy khám định ky.

3. Cách phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo tránh hình thành, tái phát


Thói quen ăn uống, sinh hoạt là yếu tố tác động, gây viêm niệu đạo
Thói quen ăn uống, sinh hoạt là yếu tố tác động, gây viêm niệu đạo

Vì sao viêm niệu đạo dễ tái phát? Có thể bạn đã biết, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống là những yếu tố dẫn tới hình thành viêm niệu đạo cũng như khiến bệnh tiến triển nhanh chóng. Do đó, người bệnh khi điều trị viêm tiết niệu cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh:

- Vệ sinh vùng kín đúng cách, hãy vệ sinh từ trước rồi mới ra phía sau.

- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn. Khi quan hệ xong cần vệ sinh vùng kín ngay.

- Khi buồn tiểu, cần đi luôn, tránh nhịn.

- Ăn càng nhiều trái cây, rau xanh càng tốt.

- Uống đủ nước khoảng 1,5 – 3 lít mỗi ngày tùy vào từng đối tượng.

- Mặc quần áo dễ thấm hút mùi, mồ hôi.

- Không nên mặc quần lót quá bó, chất lượng kém.

- Tái khám theo lịch hẹn.

Lưu ý: Trong quá trình chữa viêm niệu đạo ở nữ, nam, người bệnh bỏ sót thuốc; quan hệ không an toàn, không có bất cứ biện pháp bảo vệ..., khả năng tái, nhiễm trùng niệu đạo sẽ xảy ra.

Trên đây là các phương pháp điều trị viêm niệu đạo tốt nhất. Tuy nhiên để chữa dứt điểm cũng như rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, có được cách chữa phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống , sinh hoạt, uống thuốc trị viêm niệu đạo đúng đơn để có thể ngăn chặn bệnh tái phát, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Quý khách muốn đặt lịch khám tại Vinmec hãy truy cập TẠI ĐÂY/ qua ứng dụng MyVinmec và làm theo hướng dẫn hoặc có thể gọi trực tiếp tới HOTLINE của bệnh viện.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe