16 triệu chứng cho thấy hệ thống miễn dịch có vấn đề

Hệ miễn dịch luôn luôn bảo vệ chúng ta, từ lúc sinh ra đến lúc mất đi. Nhưng đôi khi có những lúc hệ miễn dịch lại tấn công tế bào của chính cơ thể, thay vì bảo vệ chúng.

1. Lạnh tay

Nếu hệ mạch máu bị viêm, các ngón tay, ngón chân, vành tai và mũi sẽ khó giữ ấm hơn. Da ở những vị trí này có thể chuyển màu tái, sau đó chuyển xanh khi bạn bị lạnh. Khi có máu nuôi trở lại, da có thể chuyển màu đỏ.

2. Rối loạn tiêu hoá

Tiêu chảy kéo dài hơn 2 đến 4 tuần có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng hệ thống miễn dịch của bạn đang gây hại cho niêm mạc ruột non hoặc đường tiêu hóa của bạn. Táo bón cũng là một vấn đề.

Nếu bạn gặp khó khăn khi đi tiêu, nhu động ruột kém, phân rất cứng hoặc gồm các viên tròn nhỏ như phân thỏ, hệ thống miễn dịch của bạn có thể đang khiến ruột hoạt động chậm lại. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm vi khuẩn, virus và các bệnh lý khác.

3. Khô mắt


Nhiều người mắc chứng rối loạn tự miễn cảm thấy rằng họ bị khô mắt
Nhiều người mắc chứng rối loạn tự miễn cảm thấy rằng họ bị khô mắt

Nếu bạn bị rối loạn tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch của bạn tấn công cơ thể bạn thay vì bảo vệ nó. Viêm khớp dạng thấp và lupus là hai ví dụ.

Nhiều người mắc chứng rối loạn tự miễn cảm thấy rằng họ bị khô mắt. Bạn có thể cảm thấy một cảm giác khó chịu như cát bay vào mắt, hoặc bạn có thể nhận thấy đau, đỏ, chảy mủ hoặc mờ mắt. Một số người thậm chí không thể khóc ngay cả khi họ thấy buồn.

4. Mệt mỏi

Cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, như khi bạn bị cúm, có thể là do có chuyện gì đó đang xảy ra với cơ chế phòng thủ của cơ thể. Thậm chí giấc ngủ cũng không giúp bạn thấy đỡ hơn.

Ngoài ra có thể bạn còn bị đau cơ khớp. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác cũng khiến bạn có cảm giác tương tự.

5. Sốt nhẹ

Nếu bạn cảm thấy nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu hệ miễn dịch đang làm việc quá sức. Điều này có thể do bạn đang bị nhiễm trùng, hoặc đang bắt đầu có tình trạng tự miễn dịch.

6. Đau đầu

Trong một số trường hợp, đau đầu có thể liên quan đến hệ miễn dịch. Ví dụ, đó có thể là viêm mạch máu, đó là tình trạng viêm mạch máu do nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn.

7. Nổi ban


Vẻ ngoài và cảm giác của làn da có thể phản ánh hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động như thế nào
Vẻ ngoài và cảm giác của làn da có thể phản ánh hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động như thế nào

Làn da của bạn là rào cản đầu tiên của cơ thể bạn chống lại tác nhân gây bệnh. Vẻ ngoài và cảm giác của nó có thể phản ánh hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt như thế nào. Ngứa, khô, đỏ da là triệu chứng phổ biến của viêm. Ban da gây đau đớn hoặc không biến mất cũng tương tự. Những người bị lupus thường bị phát ban hình con bướm trên mũi và má.

8. Đau khớp

Khi lớp trong của khớp bị viêm, khu vực xung quanh sẽ rất đau khi ấn vào. Bạn cũng có thể bị cứng hay sưng khớp. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn vào buổi sáng.

9. Tóc rụng từng mảng

Đôi khi hệ thống miễn dịch tấn công nang lông. Nếu bạn bị rụng tóc trên da đầu, lông trên mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, bạn có thể mắc một chứng bệnh gọi là Rụng tóc từng vùng (alopecia areata). Những sợi hoặc những lọn tóc mọc ra cũng có thể là triệu chứng của bệnh lupus.

10. Nhiễm trùng tái phát nhiều

Nếu bạn cần uống kháng sinh nhiều hơn hai lần một năm (bốn lần đối với trẻ em), cơ thể bạn có thể không đủ khả năng tự mình tấn công tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm: Nhiễm trùng xoang mạn tính, bị bệnh hơn bốn lần nhiễm trùng tai trong một năm (đối với bất kỳ ai trên 4 tuổi) hoặc bị viêm phổi nhiều lần.

11. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Những người bị rối loạn tự miễn đôi khi có phản ứng dị ứng với tia cực tím (UV) được gọi là viêm da. Bạn có thể bị phồng rộp, nổi mẩn hoặc mảng da tróc vảy sau khi ra nắng. Thậm chí bạn có thể bị ớn lạnh, đau đầu hoặc buồn nôn.

12. Cảm giác tê hay kiến bò ở bàn tay, bàn chân


Một trong số những biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang không ổn phải kể đến cảm giác tê hay kiến bò ở bàn tay, bàn chân
Một trong số những biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang không ổn phải kể đến cảm giác tê hay kiến bò ở bàn tay, bàn chân

Triệu chứng này có thể hoàn toàn không liên quan đến bệnh tự miễn. Nhưng trong một số trường hợp, triệu chứng này cho thấy hệ miễn dịch đang tấn công vào các dây thần kinh, gửi tín hiệu đến các cơ. Ví dụ như người bệnh mắc hội chứng Guillain-Barre, hay có triệu chứng tê bắt nguồn từ chân sau đó lan lên cánh tay và ngực.

Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính (Chronic Inflammatory Demyelinating Polyneuropathy- CIDP) có các triệu chứng tương tự hội chứng Guillain-Barre, được gọi là viêm đa dây thần kinh hủy myelin cấp tính, hay AIDP), nhưng trong khi hội chứng Guillain-Barre kéo dài trong hai tuần đến 30 ngày, Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính (Chronic Inflammatory Demyelinating Polyneuropathy- CIDP) tồn tại lâu hơn nhiều.

13. Khó nuốt

Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt thức ăn xuống, thực quản của bạn (ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày) có thể bị sưng hoặc quá yếu để hoạt động tốt. Một số người cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc ngực. Những người khác mắc nghẹn hoặc nghẹt thở khi họ nuốt. Một trong những nguyên nhân có thể là một vấn đề với hệ thống miễn dịch.

14. Thay đổi cân nặng không rõ nguyên nhân

Bạn thấy mình tăng cân mặc dù thói quen ăn uống và tập luyện của bạn không thay đổi. Hoặc cân nặng của bạn có thể giảm mà không có lý do rõ ràng. Có thể điều này là do tuyến giáp của bạn bị tổn thương do một bệnh tự miễn.

15. Da loang lổ

Đôi khi hệ miễn dịch quay sang tấn công các tế bào sắc tố, tạo những mảng trắng trên da.

16. Vàng da hoặc mắt


Vàng da hoặc mắt có thể là do hệ miễn dịch đang tấn công và phá hủy tế bào gan khỏe mạnh, dẫn đến bệnh lý viêm gan tự miễn
Vàng da hoặc mắt có thể là do hệ miễn dịch đang tấn công và phá hủy tế bào gan khỏe mạnh, dẫn đến bệnh lý viêm gan tự miễn

Tình trạng này được gọi là vàng da, nó có thể là do hệ miễn dịch của bạn đang tấn công và phá hủy các tế bào gan khỏe mạnh. Tình trạng này có thể dẫn đến một bệnh lý gọi là viêm gan tự miễn.

Tiêm vắc-xin cho trẻ đúng lịch, đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn bảo vệ những người xung quanh có miễn dịch yếu.

Lịch tiêm vắc xin theo khuyến cáo của CDC an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh dựa trên cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc xin ở các độ tuổi khác nhau và tác nhân gây bệnh cụ thể. Tiêm vắc-xin đúng thời điểm có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi 14 bệnh có thể nghiêm trọng vào đúng thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất, đồng thời, tiêm ngừa đúng lịch, đầy đủ và đúng loại vắc xin phù hợp lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một hàng rào sức đề kháng tốt, đây là cách bảo vệ trẻ sớm nhất và lâu dài khỏi bệnh tật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc xin chất lượng cao, phù hợp với độ tuổi trẻ cần tiêm chủng, vắc xin có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập đến bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, trẻ sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trước tất cả các mũi tiêm để đánh giá tình trạng cơ thể, loại trừ nguy cơ dị ứng phản vệ, cân đối liều tiêm hợp lý và tư vấn thông tin vắc-xin.

100% trẻ sau tiêm chủng sẽ được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về. Đặc biệt, phòng theo dõi sau tiêm chủng tại Vinmec được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe