Việc sử dụng thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể luôn mang lại những lợi ích rất tốt, đặc biệt với người vừa trải qua chấn thương. Vậy sau mổ nên ăn gì để mau phục hồi? Dưới đây là gợi ý 12 thực phẩm cho bạn tham khảo để khỏi đắn đo ăn gì sau phẫu thuật chấn thương.
1. Viết quất và tác dụng với sức khỏe tim mạch
Chúng ta hay sử dụng quả việt quất trong các món ăn vặt mà lại không chú ý đến công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ của loại quả này. Đây là một loại siêu trái cây tốt cho sức khỏe đặc biệt là hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra bạn muốn giảm cân có thể sử dụng 1⁄3 cốc mỗi ngày.
Loại quả này được khuyên sử dụng chín để nâng cao chức năng tích cực cho sức khỏe. Nếu bạn trải qua cơn phẫu thuật tim hay thường xuyên xuất hiện các cơn đau thì nên dùng để giảm đau và cải thiện sức khỏe tim mạch.
2. Giảm buồn nôn với gừng
Gừng có tính ấm thường được kết hợp với thực phẩm có tính lạnh để hài hòa khi đưa vào cơ thể. Trong phân tích thành phần, các nhà nghiên cứu đã tìm ra chất kháng khuẩn từ gừng giúp cơ thể chống được nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt gừng tốt cho người mắc bệnh huyết áp thấp và giảm triệu chứng buồn nôn khi dùng 0,5 - 1g. Đồng thời loại gia vị này được khuyên dùng cho các bệnh nhân ung thư đang thực hiện hóa trị.
3. Hỗ trợ tiêu hóa khi dùng yến mạch
Bột yến mạch là một thực phẩm tiện lợi giàu chất xơ cùng năng lượng và ít béo cho người bận rộn. Người bệnh sau phẫu thuật có thể sử dụng để dễ dàng tiêu hóa đồng thời nâng cao sức khỏe
4. Làm lành vết thương nhờ mật ong
Nếu bạn đang cần thực phẩm chữa bệnh, hãy sử dụng mật ong. Đây là một loại thuốc lâu đời đã được sử dụng để làm lành vết thương chống viêm ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời mật ong giúp bạch cầu giải phóng cytokine để chữa lành các mô đang chịu tổn thương.
5. Quả mọng có múi thúc đẩy vết thương mau lành
Chanh hay cam là những nhóm thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể. Do vậy những nhóm quả này được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân và người muốn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nhóm quả mọng hoạt động với nguyên lý chống sự oxy hóa, chống viêm , chống dị ứng nên người sau phẫu thuật có thể sử dụng.
6. Nấm giúp vết thương mau lành và nâng cao sức khỏe đường ruột
Nấm là một loại thực phẩm chay có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dựa trên tính chất về mặt sinh học, các chuyên ra đã tìm ra công dụng làm lành vết thương, chống dị ứng và kích thích hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, trong nấm chứa prebiotics một chất kích thích phát triển vi khuẩn đường ruột.
7. Phẫu thuật tim hay đột quỵ nên bổ sung bơ
Ăn nhiều bơ rất có ích trước khi bệnh tim mạch trở thành mối nguy đe dọa sức khỏe bạn. Đây là một loại trái cây giàu dinh dưỡng có vị thơm ngon béo ngậy thường được sử dụng nhiều. Sử dụng thường xuyên bơ cơ thể sẽ hạn chế chứng rối loạn chuyển hóa. Đồng thời chứng này chính là nguyên nhân gây nên các căn bệnh tim mạch và đột quỵ.
Đối với bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật liên quan đến tim mạch, đột quỵ thì nên được ăn bơ để tăng cường sức đề kháng. Đây là một giải pháp ngăn ngừa sự quay lại của những căn bệnh nguy hiểm.
8. Tinh bột nghệ giảm đau sau khi phẫu thuật
Sau mổ nên ăn gì để giảm đau khi tác dụng của thuốc tê dần mất đi? Bạn hãy ăn nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ có thể kết hợp kèm mật ong nếu không quen. Nghệ là một loại gia vị tạo màu được lựa chọn nhiều khi chế biến. Tuy nhiên đó không phải công dụng thật sự của gia vị này.
Khi bạn ăn nghệ thường xuyên, cơ thể sẽ được điều trị một số chứng bệnh như: viêm khớp, thải độc và làm sáng da, tốt cho người mắc ung thư và đặc biệt các bệnh liên quan đến dạ dày. Đối với bệnh nhân trải qua phẫu thuật hay phụ nữ sau sinh thường được khuyến khích sử dụng gia vị này để giảm đau và nhanh chóng hồi phục vết thương.
9. Dấm táo chống dị ứng
Ăn gì sau mổ để cải thiện các chứng dị ứng kháng sinh? Bạn có thể chưa từng bị kháng thuốc nhưng không phải tất cả chúng ta đều như vậy. Kháng sinh là thuốc giúp chăm sóc sau phẫu thuật nhưng lại rất dễ xảy ra dị ứng nếu cơ thể bạn kháng lại. Do vậy, nên dùng chút giấm táo để cung cấp acid axetic thay thế các thuốc cho vết thương mà cơ thể bạn kháng lại.
Tuy nhiên, giấm táo có vị cua và tính acid nên không thể lạm dụng. Đồng thời bạn nên lưu ý một số điểm sau để sử dụng dấm táo sau phẫu thuật an toàn.
- Acid cao làm hỏng men răng nên bạn cần pha loãng giấm bằng nước
- Giấm có ảnh hưởng đến lượng kali cụ thể là làm giảm kali
- Giấm táo ảnh hưởng đến insulin và nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
10. Các loại hạt giúp tăng insulin
Có không ít nghiên cứu đã minh chứng rằng các loại hạt cải thiện tốt tình trạng kháng insulin, góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo màng tế bào. Trong đó hạnh nhân là một loại hạt điển hình bạn nên thử. Mỗi ngày bạn có thể tiêu thụ từ 10 đến 100 gam hạnh nhân tùy theo nhu cầu để giảm đường trong máu, giảm cholesterol thay cho statin và cải thiện tình trạng kháng insulin.
Ăn hạnh nhân cũng tạo cảm giác no lâu nên bạn có thể dùng loại hạt này để bổ sung vào thực đơn ăn kiêng ít calo. Quả óc chó cũng tương tự và còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người sử dụng. Đồng thời bạn sẽ được bổ sung thêm chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa.
Bạn cũng có thể ăn thêm hạt dẻ cười khoảng 40g cả vỏ mỗi ngày. Việc sử dụng loại hạt này trong thời gian kéo dài sẽ giảm lượng đường trong cơ thể và cải thiện chức năng mạch máu đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm về tim mạch
11. Táo cho người phẫu thuật tim mau hồi phục
Bạn ăn rất nhiều loại táo nhưng bạn đắn đo rằng loại nào thì tốt cho người mới trải qua phẫu thuật? Tất các các nhóm táo bạn sử dụng đều là nguồn cung cấp phytochemical ức chế sản sinh tế bào ung thư, giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
12. Sữa bổ sung dinh dưỡng và dễ sử dụng
Uống sữa là một lựa chọn tiện lợi cho bệnh nhân sau phẫu thuật để hạn chế vận động các cơ quan chức năng nhưng vẫn đảm bảo nguồn dưỡng chất dồi dào. Mỗi ngày bạn có thể dùng 3 ly sữa để phục hồi chấn thương. Tuy nhiên đó là lý thuyết, trên thực tế bạn có thể chế biến sữa thành món ăn để dễ dàng tiêu thụ mà không nhàm chán.
- Thay sữa bằng nước trong công thức nấu ăn
- Trộn lẫn sữa bột với sữa chua
- Sử dụng sữa với sinh tố trái cây hoặc ăn cùng yến mạch
- Nấu súp có bỏ sữa
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa như bơ, pho mai... hoặc uống sữa đậu nành, sữa ngô để tăng thêm cảm nhận vị giác.
Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm để giúp cơ thể phục hồi tốt sau chấn thương hoặc phẫu thuật, người bệnh cũng nên chú ý đến lối sống, sinh hoạt và tái khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: verywellfit.com