Ăn gì để tốt cho sức khỏe đang trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là 11 thực phẩm đã được chứng minh thật sự tốt cho sức khỏe.
1. Trứng
Trứng là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giàu chất dinh dưỡng. Ăn trứng tốt cho tim mạch vì nó giúp thay đổi kích thước và hình dạng của cholesterol LDL (xấu).
Đồng thời, ăn trứng giúp tăng mức cholesterol HDL (tốt) và độ nhạy insulin. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở những người mắc hội chứng chuyển hóa cho thấy nhóm ăn nguyên quả trứng tim mạch cải thiện tốt hơn so với nhóm chỉ ăn lòng trắng trứng.
Trứng cũng chứa protein dễ tiêu hóa, dinh dưỡng cao giúp bạn cảm thấy ngon miệng và no trong nhiều giờ, từ đó giảm lượng ăn cho các bữa ăn sau đó. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ chống lại các bệnh về mắt phổ biến liên quan đến tuổi tác như: Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
2. Dầu dừa
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) chỉ ra rằng, không giống như một số chất béo bão hòa khác, dầu dừa không chứa cholesterol. Tuy nhiên, AHA cũng khuyên mọi người nên tiêu thụ lượng các loại chất béo bão hòa một cách có chừng mực, ở mức tối đa 120 calo mỗi ngày, hoặc 5 - 6% lượng calo hàng ngày.
3. Quả bơ
Hoạt chất folate có trong quả bơ có tác dụng trong việc phòng tránh tình trạng đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Ngoài ra, trong quả bơ còn chứa rất nhiều chất khoáng kali có tác dụng trong việc điều chỉnh huyết áp. Axit oleic có tác dụng trong việc giảm mức cholesterol trong máu rất tốt.
4. Cây họ đậu
Các loại đậu bao gồm đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu phộng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng rất giàu protein, khoáng chất và chất xơ.
Các loại đậu cũng rất giàu kali, magiê và các khoáng chất khác. Một số nghiên cứu đã tìm thấy chúng giúp giảm viêm, giảm đường huyết và tăng cường sức khỏe tim mạch.
5. Thịt tươi sống
Thịt tươi sống là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Nó giúp con người phát triển bộ não lớn hơn, phức tạp hơn trong khi thực phẩm giàu dinh dưỡng từ thực vật không có được.
6. Cà phê
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh caffeine mang lại các lợi ích sau đối với cơ thể:
- Giúp cải thiện tâm trạng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Chứa chất chống oxy hóa polyphenol, làm giảm nguy cơ bệnh tật.
- Caffeine được sử dụng trong các môn thể thao sức bền giúp giảm đau, tăng hiệu suất tập luyện.
- Giúp điều trị bệnh trầm cảm, Alzheimer và Parkinson.
- Polyphenol trong hạt cà phê được uống trước bữa ăn có tác dụng cải thiện chức năng động mạch ở nam giới.
- Làm giảm nguy cơ mắc viêm thấp khớp ở nam giới
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 8 - 33% ở những người uống cà phê mỗi ngày.
Có tác dụng bảo vệ gan. Cụ thể là làm chậm sự tiến triển của viêm gan C mãn tính và giảm nguy cơ ung thư gan.
7. Rau củ đóng hộp
Rau củ đóng hộp là loại thực phẩm nên ăn. Vì các thực phẩm bảo quản lạnh hầu như đều giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng.
Phương thức bảo quản quyết định đến chất lượng thực phẩm đông lạnh. Nếu thực phẩm được chần, đun sôi trước khi bảo quản lạnh sẽ làm mất vitamin C và vitamin B.
8. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giảm viêm, giảm cân và mỡ bụng. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không nên áp dụng cho những người ăn nhạt, ít carb, bệnh tiểu đường và không dung nạp gluten.
Yến mạch có lợi cho sức khỏe tim mạch do chứa hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao. Ngoài ra, nó còn chứa một loại chất xơ có tên là beta glucan, giúp hỗ trợ giảm cân.
Kiều mạch và diêm mạch cũng là ngũ cốc, nhưng chúng không chứa gluten và chứa nhiều protein hơn các loại ngũ cốc khác. Hơn nữa, diêm mạch rất giàu chất chống oxy hóa.
9. Muối
Muối là một chất điện giải quan trọng, giúp cân bằng điện giải, tăng cường cơ bắp và chức năng não bộ. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn 1,5 - 2,5 gram muối mỗi ngày. Trong khi đó, người khỏe mạnh không nên ăn dưới 3 gram muối mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Chế độ ăn nhạt chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp bệnh chứ không phải tất cả mọi người. Do đó, để biết lượng muối cần tiêu thụ, bạn có thể đi khám sức khỏe để nhờ bác sĩ tư vấn thêm.
10. Động vật có vỏ
Tôm, trai, cua và hàu là các thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol cao là điều đáng lo ngại. Ở người khỏe mạnh, gan sẽ sản xuất ít cholesterol hơn bình thường để trung hòa với lượng cholesterol được cung cấp bởi thức ăn.
Động vật có vỏ giàu selen, một chất quan trọng với chức năng não bộ. Chúng cũng là nguồn cung cấp iốt tuyệt vời giúp duy trì chức năng tuyến giáp và sức khỏe tổng thể.
11. Sôcôla
Sôcôla chứa flavanol có tác dụng chống oxy hóa tốt hơn một số loại trái cây, trong đó có cả quả việt quất và acai. Ngoài ra, flavonoid còn có tác dụng bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời.
Sôcôla đen cũng có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin, hạ huyết áp và cải thiện chức năng động mạch ở người trưởng thành bị thừa cân, huyết áp cao hoặc cả hai.
Để đạt hiệu quả tốt nhất với sức khỏe, bạn nên chọn các loại sôcôla chứa ít nhất 70% cacao, ít chất béo và đường.
Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải đáp, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Nguồn tham khảo: healthline.com
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM