Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Tình trạng trẻ quấy khóc sẽ làm bạn không khỏi lo lắng, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên bạn làm cha mẹ. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng, tiếng khóc là phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ. Tiếng khóc của trẻ có nhiều ý nghĩa khác nhau, nếu giải mã được những ý nghĩa của tiếng khóc sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Sau đây là 10 lý do phổ biến nhất làm trẻ quấy khóc và cách giúp trẻ bình tĩnh khi khóc hiệu quả.
1. Trẻ bị đói
Đói là một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ quấy khóc. Vì dạ dày của trẻ còn rất nhỏ nên không thể chứa nhiều sữa, trẻ có thể đói ngay cả khi chỉ mới bú lần cuối cùng một thời gian ngắn. Do đó, nếu trẻ quấy khóc, mẹ hãy thử cho trẻ bú sữa, đặc biệt là khi trẻ có một số dấu hiệu gợi ý kèm theo như mút tay, miệng chóp chép, dụi mặt vào ngực mẹ,...
2. Trẻ mệt mỏi, muốn đi ngủ
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Khi trẻ buồn ngủ nhưng cha mẹ không nhận biết được các dấu hiệu của trẻ, để cho trẻ thức quá lâu sẽ làm trẻ quấy khóc, mệt mỏi. Để tránh tình trạng này, mẹ cần tìm hiểu số giờ thức ngủ của trẻ theo tháng tuổi, biết được giờ nào trẻ cần đi ngủ, đồng thời nhận ra các dấu hiệu trẻ buồn ngủ để cho trẻ đi ngủ kịp thời.
3. Trẻ cần thay tã
Tã ướt hoặc bẩn sẽ làm trẻ khó chịu và khóc lên. Mẹ hãy thường xuyên kiểm tra và giữ cho tã của trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ. Luôn sử dụng kem chống hăm khi thay tã và cố gắng để cho bé một thời gian không mặc tã, để da trẻ có khoảng thời gian được thông thoáng.
4. Trẻ muốn được âu yếm
Trẻ mới ra đời còn rất xa lạ với cuộc sống bên ngoài, do đo trẻ cần rất nhiều sự âu yếm và trấn an. Khi trẻ khóc nhiều, mẹ hãy thử ôm trẻ vào lòng, vỗ về và hát ru trẻ. Đừng để mặc trẻ khóc trong một thời gian dài vì điều này có thể làm tăng nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể trẻ, gây ức chế sự phát triển của não bộ và làm yếu hệ miễn dịch trẻ.
5. Trẻ cần ợ hơi
Nếu trẻ khóc nhiều trong hoặc ngay sau khi bú, trẻ có thể bị đầy hơi. Hơi đơn giản là không khí trong dạ dày mà trẻ nuốt vào khi bú hoặc khi khóc. Trẻ sẽ khó chịu cho đến khi tống được hơi ra ngoài. Do đó, sau mỗi lần bú, mẹ hãy chú ý vỗ ợ hơi cho trẻ. Có nhiều cách vỗ ợ hơi mẹ có thể áp dụng như:
- Bế bé đứng thẳng, cằm tựa lên vai, sau đó nhẹ nhàng vỗ lưng bé.
- Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay mẹ, chú ý đầu bé cao hơn ngực, sau đó dùng lòng bàn tay xoa theo hình tròn trên lưng bé.
- Cho bé ngồi dựa vào người mẹ, đầu bé tựa vào vai, thân áp vào ngực mẹ. Một tay mẹ giữ đầu và ngực trẻ, một tay chụm lại vỗ nhẹ từ dưới lên.
6. Trẻ bị nóng quá
Trẻ khóc nhiều có thể do quá nóng. Mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc quấn khăn quá kín. Ngoài làm cho trẻ bứt rứt, khó chịu, thường xuyên mặc nhiều lớp quần áo cũng khiến trẻ dễ bị rôm sảy và mẹ khó phát hiện những bệnh lý làm thay đổi màu sắc da của trẻ. Mẹ nên nhớ rằng, trẻ chỉ cần mặc nhiều hơn người lớn một lớp quần áo là đủ để cảm thấy ấm áp, mặc nhiều lớp quần áo là không cần thiết, sẽ khiến trẻ khó chịu.
7. Trẻ cảm thấy quá lạnh
Trẻ có thể quấy khóc vì chưa quen với cảm giác không khí lạnh của môi trường. Mẹ nên để ý thời tiết bên ngoài để giữ ấm cho trẻ.
8. Trẻ không được khỏe
Nếu trẻ không được khỏe, tiếng khóc của trẻ sẽ có giọng điệu khác với tiếng khóc bình thường. Trẻ khóc lịm hoặc có thể khóc yếu hơn, gấp gáp hơn, liên tục hoặc khóc cao hơn. Khi cảm thấy những dấu hiệu bất ổn ở trẻ, cha mẹ hãy sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
9. Trẻ quá mệt mỏi hoặc kích thích
Nếu trẻ nhận được quá nhiều sự kích thích từ các yếu tố bên ngoài như âm thanh ồn ào, ánh sáng hoặc quá nhiều sự quan tâm và âu yếm từ những vị khách ghé thăm, có thể trẻ quấy khóc vì căng thẳng quá mức. Mẹ hãy đưa trẻ đến nơi nào đó yên tĩnh và dỗ dành để giúp trẻ ổn định.
10. Trẻ khóc mà không vì lý do nào
Đau bụng ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là hội chứng Colic là tình trạng trẻ quấy khóc hơn 3 giờ trong một ngày, xảy ra hơn 3 ngày trong một tuần và kéo dài ít nhất trong 3 tuần. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tháng tuổi, trẻ thường khóc vào buổi chiều và buổi tối. Dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, nhưng cho đến nay vẫn biết chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Mặc dù đau bụng ở trẻ sơ sinh xảy ra rất phổ biến (xuất hiện ở 20% trẻ được sinh ra) và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên tình trạng trẻ khóc lịm đi kéo dài là một điều rất căng thẳng cho cha mẹ.
Ngay cả một em bé không bị hội chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh cũng có thể khóc mà mẹ không thể tìm được lý do. Trong mọi trường hợp, mẹ hãy cố gắng dỗ dành, âu yếm trẻ nhiều nhất có thể. Hãy thử ôm trẻ, lắc lư, đi qua đi lại, bế trẻ ra ngoài đi dạo, cho trẻ nghe nhạc hoặc hát ru trẻ,...
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong