Tình trạng trẻ béo phì đang ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Nó dẫn đến sự gia tăng bệnh tiểu đường ở trẻ em, cholesterol, loãng xương, gan nhiễm mỡ, hen suyễn, bệnh tim ... Những căn bệnh thường thấy ở tuổi trưởng thành nay lại xuất hiện ở lứa tuổi nhỏ hơn.
Giảm cân cho bé nên được thực hiện một cách thận trọng. Cha mẹ phải lập một kế hoạch giảm cân an toàn với sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Điều này là do kế hoạch giảm cân không khoa học có thể gây cản trở dinh dưỡng, sự tăng trưởng và ảnh hưởng đến tinh thần của bé. Bên cạnh đó, không phải những gì hiệu quả với người lớn cũng có tác dụng tương tự với trẻ em vì cơ thể chúng vẫn đang phát triển.
Bác sĩ nhi khoa cho trẻ lời khuyên về cách giảm cân. Bên cạnh đó, cùng với bác sĩ bạn có thể lập một kế hoạch cá nhân phù hợp với con mình. Dưới đây là 10 biện pháp thông dụng nhất giúp bé giảm cân hiệu quả:
1. Tính toán mức calo mà trẻ tiêu thụ
Bạn không nên loại bỏ quá nhiều calo khỏi chế độ ăn của trẻ một cách ngẫu nhiên vì chúng cung cấp năng lượng và có những lợi ích sức khỏe thiết yếu khác. Nhu cầu calo mà mỗi trẻ cần phụ thuộc theo độ tuổi, giới tính, BMI, hoạt động thể chất của từng trẻ. Bạn cần biết lượng calo chính xác mà trẻ cần để tăng trưởng phù hợp. Bất cứ điều gì nhiều hơn thế sẽ cản trở việc giảm cân cho bé.
2. Chế độ ăn giảm lượng đường
Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn carbohydrate khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Thay vào đó bạn nên chọn các loại carbohydrate có lượng đường thấp hoặc trung bình như bông cải xanh, cà rốt, táo, quả mọng, đậu, các loại hạt, bơ đậu phộng, sữa chua ... và tránh các loại carbohydrate có lượng đường cao như ngô, khoai tây, gạo trắng, nước trái cây, mứt...
3. Ăn nhiều trái cây và rau
Bạn nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ đa dạng màu sắc vào chế độ ăn của trẻ. Nên cho trẻ ăn trái cây nguyên chất hơn là nước trái cây. Điều này là do nước trái cây có ít chất xơ tốt cho tiêu hóa hơn so với trái cây nguyên trái và nếu được bổ sung thêm đường sẽ làm tăng thêm calo.
4. Uống nhiều nước lọc
Không cho trẻ uống nước trái cây, nước tăng lực, nước ngọt... khi trẻ khát vì chúng làm tăng cân. Nước giải khát tốt nhất là nước lọc giúp bé giảm cân.
5. Ngủ ngon
Lý tưởng nhất là trẻ em cần ngủ 9 đến 11 giờ và thanh thiếu niên cần ngủ 8 đến 10 giờ. Ngủ sớm và ngủ ngon giấc là điều cần thiết cho sự phát triển và trao đổi chất thích hợp giúp duy trì trọng lượng cơ thể của trẻ.
6. Giảm thiểu lượng muối
Theo các chuyên gia để giảm cân cho bé, ba mẹ cần giảm thiểu thực phẩm có hàm lượng muối cao trong khẩu phần ăn của các con. Hàm lượng natri khiến cho cơ thể giữ nước và đầy hơi. Đồng thời, trẻ cũng cần tránh đồ hộp và thực phẩm đông lạnh có nhiều natri.
7. Tăng cường nguồn thực phẩm chứa nhiều protein
Thực phẩm giàu protein giúp kích thích hormone tăng trưởng giúp phân hủy chất béo thành năng lượng. Do vậy nên cho trẻ ăn trứng, protein thực vật như đậu (tất cả các loại thực phẩm như đậu đỏ, đen...), các loại đậu, cá và thịt nạc như gà. Các thực phẩm như sữa chua ít béo, bơ, pho mát, pho mát không chế biến, bơ thực vật để cung cấp protein từ sữa cũng có hiệu quả trong việc giảm cân cho bé
8. Kế hoạch bữa ăn
Trẻ nên được tránh để lâu giữa các bữa ăn vì dạ dày trống trong nhiều giờ sẽ dẫn đến việc ăn nhiều trong bữa ăn kế tiếp. Các nghiên cứu khuyến cáo rằng nên cho trẻ ba bữa ăn nhỏ và hai bữa ăn nhẹ hàng ngày là hợp lý.
9. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục và vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày là khuyến nghị giúp bé giảm cân. Bạn có thể hướng dẫn trẻ bắt đầu tập luyện từ 15-20 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian. Hãy để trẻ tham gia cùng bạn học, điều này sẽ khuyến khích các con tham gia nhiệt tình. Một số bài tập tốt cho trẻ để giảm cân như là tập thể dục, bơi lội, chạy bộ, đạp xe...
10. Hiểu đúng về chất béo
Không phải tất cả chất béo đều có hại hay gây béo phì. Nếu để giúp bé giảm cân mà bạn loại bỏ hoàn toàn chất béo sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh và sức khỏe của trẻ. Các con cần tiêu thụ chất béo như dầu không bão hòa (ô liu, hạt cải, đậu tương, v.v.), cá hồi, cá cơm, hạnh nhân, hạt vừng, bí đỏ và hạt lanh... Chất béo giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho dạ dày no lâu.
11. Một số điều nên và không nên làm giúp giảm cân cho trẻ
11.1 Những điều cần làm để giúp giảm cân cho trẻ
- Hình thành các thói quen như tập thể dục hàng ngày, không ăn các thực phẩm không lành mạnh, không vừa ăn vừa xem TV để tránh ăn quá nhiều.
- Hãy cổ vũ, khuyến khích trẻ. Các nghiên cứu cho thấy rằng giảm lượng đường làm tăng căng thẳng và khiến trẻ cáu kỉnh. Tặng cho trẻ thành tích giảm cân bằng một buổi chiếu phim, món đồ chơi... Tuy nhiên, đừng thưởng cho trẻ món ăn yêu thích.
- Thay vì đi thang máy hãy khuyến khích trẻ đi cầu thang bộ. Tập thói quen đi bộ đến công viên hay các khu vui chơi nếu gần đó.
- Giảm khẩu phần thức ăn nhưng không bỏ bữa ăn.
- Thay thế các loại thực phẩm không lành mạnh bằng đồ ăn nhẹ tự làm tại nhà tốt cho sức khỏe như rau mầm, xà lách, bánh nướng, cà rốt, dưa chuột, nho, dâu tây, dưa hấu... cắt lát và thái hạt lựu .
11.2. Một số điều nên tránh trong quá trình giảm cân cho trẻ
- Không nên lập những kế hoạch viễn vông. Vì vậy, nếu bé thích ăn thứ gì đó trái với kế hoạch giảm cân, đừng loại bỏ hoàn toàn. Điều đó có thể khiến trẻ căng thẳng và gây béo phì. Khuyến cáo được đưa ra trẻ nên giảm khoảng 0,45 kg mỗi tuần.
- Không cho phép trẻ xem TV, chơi trò chơi điện tử và ngồi trên ghế dài trong nhiều giờ, tối đa một đến hai giờ mỗi ngày.
- Đừng thực hiện chế độ ăn kiêng chỉ dành cho trẻ mà hãy bao gồm cả gia đình bạn. Bạn nên có chế độ ăn lành mạnh song song với trẻ và làm gương cho các con để giữ động lực.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webdm