Long nha thảo có công dụng gì?

Long nha thảo có chứa dược liệu giúp điều trị mụn nhọt, sưng đau, chảy máu chấn thương ngoài da,... Mặc dù, long nha thảo có chứa nhiều dược tính mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi dùng long nha thảo cần phải hiểu rõ được công dụng của long nha thảo để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Đặc điểm của cây long nha thảo

Long nha thảo thuộc loại cỏ có chiều cao từ 0.5 đến 1.5 mét. Toàn thân cây long nha có vạch dọc và lông màu trắng, cây có khá nhiều cành. Thân cây long nha thảo mọc ngang, đường kính của thân có thể đạt tới 1cm. Lá long nha thảo mọc so le, kép, dìa lá chét hình trứng dài và mép lá có hình răng cưa to. Lá chét to có chiều dài khoảng 6cm, rộng khoảng 2.5 cm. Cả hai mặt lá long nha thảo đều có khá nhiều lông. Hoa của long thảo có kích thước nhỏ và mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cánh của hoa có màu vàng.

Cây long nha thảo thuộc loại cây hoang ở miền bắc Việt Nam và chưa được khai thác ở Việt Nam.

Cây long nha thảo có thể được sử dụng ở dạng phơi khô và được sử dụng cả cây, và thu hoạch vào cuối mùa thu.

2. Thành phần các chất chứa trong cây long nha thảo và liều lượng sử dụng

Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy long nha thảo có chứa hàm lượng tanin khá phong phú. Tuy nhiên, long nha thảo có phản ứng pholoroiducotanoid và có khá ít tính dầu. Và long nha thảo không có chứa thành phần alkaloid, glucoside, chất béo, steroid, acid tannic, agrimonia,... Acid trong thành phần của long nha thảo có tính chất bột, vô định hình, màu nâu, có khả năng hòa tan trong dung dịch kiềm.

Do thành phần của long nha thảo có chứa tanin và một số hợp chất có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hoá như đau bụng và tiêu chảy. Đồng thời tanin trong long nha thảo còng giúp chống lại vi khuẩn và virus.

Hơn nữa, trong long nha thảo theo các nghiên cứu về tính chất cầm máu cho thấy các hợp chất A.pilosa có tác dụng liên quan đến quá trình đông máu và làm cho thời thời đông máu kéo dài thêm.

Không những thế các nghiên cứu còn tìm thấy long nha thảo có khả năng chống lại các khối u nhờ hợp chất agrimonia, hoặc tác dụng chống tăng trị số đường huyết với tác động tăng insulin của cơ thể.

Long nha thảo thường được dùng như vị thuốc và có thể được bào chế ở các dạng: nước súc miệng, thuốc dạng viên nén, trà, thuốc mỡ, viên nang, thuốc đắp... Nếu sử dụng long nha thảo làm trà thì có thể chữa được một số bệnh như tiêu chảy, và liều lượng sử dụng với một tách trà trong 6 lần/tuần. Hoặc trà long nha thảo được pha đặc hơn có thể sử dụng để súc miệng điều trị các bệnh liên quan đến họng, đau họng. Hoặc trong trường hợp muốn sử dụng long nha thảo để sát trùng vết thương trên da có thể sử dụng long nha thảo đắp trực tiếp lên da vài lần/ngày.

Mỗi cá nhân sử dụng long nha thảo sẽ có liều lượng tương đối khác nhau. Và có thể dựa vào các yếu tố như tuổi, tình trạng sức khoẻ, hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ. Sử dụng long nha thảo quá liều lượng có thể không an toàn đối với người bệnh, vì vậy bạn nên tư vấn bác sĩ trước khi quyết định dùng.

long nha thảo
Thành phần có trong long nha thảo giúp điều trị một số bệnh lý

3. Tác dụng dược lý của long nha thảo và một số bài thuốc điều trị bệnh

Long nha thảo được nghiên cứu thí nghiệm trên chó, thỏ và ếch và kết quả nghiên cứu cũng tìm ra được các tác dụng dược lý trong long nha thảo bao gồm:

  • Long nha thảo làm tăng huyết áp do tác dụng co mạch. Hơn nữa, khi sử dụng một liều nhỏ với ếch thì long nha thảo làm tim đập mau hơn, biên độ hẹp và với liều lượng lớn long nha thảo có thể làm liệt tim.
  • Long nha thảo làm tăng tốc độ đông của huyết dịch.
  • Long nha thảo kích thích trung khu hô hấp, với sử dụng liều cao có thể gây tình trạng hô hấp gấp gáp nhưng sau lại suy yếu.
  • Long nha thảo sử dụng với liều lượng nhỏ có thể gây ra các tác dụng hưng phấn, nhưng ngược lại liều cao thì có tác dụng di hoãn. Còn đối với thần kinh cơ ở các khớp thì có thể gây ra tác dụng tê tương tự như hiện tượng trúng độc.
  • Long nha thảo làm giãn đồng tử khi thực hiện thí nghiệm ở ếch.
  • Ngoài ra, long nha thảo còn giúp tăng cường sức đề kháng của tế bào, hoặc hạ đường huyết. Tuy nhiên lại không gây những ảnh hưởng tới trung khu thần kinh và thần kinh giao cảm.

Các bài thuốc có thể sử dụng long nha thảo trong điều trị bệnh

Bài thuốc về cầm máu. Sử dụng 12 đến 20 gam long nha thảo đem đi sắc nước và có thể thêm chút đường trắng để uống ngày 2 lần giúp điều trị các chứng chảy máu. Hoặc sử dụng 20 gam long nha thảo, 12 gm xuyến thảo, 20 gam ngó sen. Sử dụng hỗn hợp này nghiền thành bột đắp vào những vị trí chấn thương có chảy máu sẽ giúp cầm máu và có thể điều trị nôn ra máu, đại tiện ra máu... Hoặc sử dụng 20 gam long nha thảo, 20 gam liên bồng tháng, 6 gam hương phụ sao đem đi sắc uống để trị tử cung chảy máu cơ năng.

Bài thuốc cầm tiêu chảy. Sử dụng 20 gam long nha thảo cùng với 20 gam đường trắng. Và pha thành nước để uống có thể trị viêm ruột, lỵ.

Bài thuốc bổ trung ích khí. Sử dụng 120 gam long nha thảo, 63 gam đại táo. Đem hỗn hợp này đi sắc lấy nước uống có thể giúp giảm mệt mỏi, hoặc có thể dụng khi trung khí bất túc, hoặc gặp các chứng viêm nhiễm do sốt bởi các triệu chứng như sốt xuất huyết, xuất huyết đường tiêu hoá...

Bài thuốc chống viêm. Sử dụng rễ hoặc mầm long nha thảo được hái vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu. Sau đó mang đi rửa sạch, cạo bỏ vỏ ra ngoài khi còn tươi và phơi khô. Tiếp theo nghiền thành bột mịn. Người lớn với liều lượng khoảng 50 gam/kg thể trọng và trẻ nhỏ 1 gam/kg thể trọng uống vào lúc sáng sớm và đói có thể trị bệnh giun đũa. Hoặc sử dụng long nha thảo chế xuất thành cao cùng với mật ong để tạo hỗn hợp có thể bôi ngoài da, giúp chữa mụn nhọt, sung, trị hạch viêm...

long-nha-thao
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài thuốc có vị thuốc long nha thảo

Các món ăn sử dụng long nha thảo trong điều trị bệnh. Nước 30 gam long nha thảo cùng 30 gam đường đỏ và 10 quả trứng gà có thể được mang đi sắc và lấy nước bỏ bã và sử dụng cho phụ nữ có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc xuất huyết... Hoặc sử dụng 15 đến 20 gam long nha thảo cùng 30 gam đường trắng để tạo thành nước uống hàng ngày trị các bệnh liên quan đến lao phổi khái huyết. Hoặc sử dụng long nha thảo gầm với gan lợn với liệu lượng 25 đến 20 gam long nha thảo và 100 gam lợn. Món ăn này rất tốt cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng. Hoặc sử dụng khoảng 30 gam long nha thảo đem chưng cùng với 500ml rượu để tạo thành hỗn hợp giúp điều trị viêm tắc sữa, áp xe vú khởi phát...

Khi sử dụng long nha thảo thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm về mức độ an toàn của loại dược liệu này đối với sức khỏe. Cho đến nay vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng về tác dụng của long nha thảo đối với phụ nữ có thai và nuôi con bú cũng như trẻ nhỏ. Vì vậy, không nên sử dụng long nha thảo cho những đối tượng này. Hơn nữa long nha thảo có thể tác động đến hàm lượng đường trong máu và làm máu khó đông hơn, nên sử dụng long nha thảo cẩn thận với những trường hợp phẫu thuật. Bên cạnh đó, long nha thảo còn có thể tương tác với các loại thuốc đang sử dụng điều trị bệnh hoặc có thể tác động lên tình trạng sức khoẻ hiện tại. Chẳng hạn long nha thảo có tác dụng hạ huyết áp vì vậy không nên sử dụng long nha thảo cùng với thuốc hạ huyết áp...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

711 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • hạt tiêu trắng
    Tiêu trắng có tác dụng gì?

    Hạt tiêu trắng có bề ngoài tươi sáng hơn và cũng được sử dụng như một loại gia vị thiết yếu. Đặc biệt, hạt tiêu trắng còn giúp ích rất nhiều cho sức khỏe người dùng, như giảm huyết áp ...

    Đọc thêm
  • kế thiêng
    Tác dụng của cây kế thiêng

    Cây kế thiêng được sử dụng để kích thích tiết dịch dạ dày và nước bọt, đồng thời được sử dụng để chế biến thành trà chữa bệnh chán ăn và khó tiêu. Hơn nữa, cây kế thiêng còn giúp ...

    Đọc thêm
  • cây mắc kẹn
    Cây mắc kẹn có công dụng gì?

    Cây mắc kẹn có màu trắng, mọc thành chùm và thường được tìm thấy ở các tinh miền Bắc Việt Nam. Trong y học, chúng thường được sử dụng điều chế thuốc và các sản phẩm khác.

    Đọc thêm
  • tralumi
    Công dụng thuốc Tralumi

    Thuốc Tralumi có nguồn gốc từ chiết xuất thảo dược thiên nhiên, là thuốc đặc trị viêm loét miệng, lưỡi. Các dược liệu có trong Tralumi mang tính mát, thanh nhiệt giải độc, làm lành vết loét nhỏ trong khoang ...

    Đọc thêm
  • nadygan
    Công dụng thuốc NadyGan

    Thuốc Nadygan là dược phẩm làm mát giúp bổ gan và thải độc cho gan. Khi dùng thuốc nên tham khảo thêm các thông tin để tránh tương tác ảnh hưởng công dụng thuốc. Sau đây là một số chia ...

    Đọc thêm