Trí thông minh có phải do di truyền quyết định không?

Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền chiếm 50% trong sự hình thành trí thông minh. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng mỗi một gen chỉ góp một phần nhỏ vào khả năng thông minh của một người.

1. Trí thông minh là gì?

Trí thông minh không có định nghĩa tiêu chuẩn nào, tại nhiều thời điểm khác nhau trong suốt lịch sử, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các định nghĩa khác nhau về nó.

Các định nghĩa có thể khác nhau ở một vài khía cạnh nhưng nhìn chung đều cho rằng trí thông minh bao gồm: Khả năng học hỏi kinh nghiệm và khả năng thích ứng với thay đổi môi trường sống. Nó được đánh giá dựa trên các yếu tố gồm: Khả năng suy luận, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, suy nghĩ trừu tượng và hiểu những ý tưởng phức tạp. Đa số các nghiên cứu sử dụng chỉ số IQ làm thước đo trí thông minh.

2. Thông minh có do gen không?

Trí thông minh chịu tác động của cả yếu tố di truyền và môi trường. Nó là một đặc điểm phức tạp, khó nghiên cứu vì có nhiều cách đo lường trí thông minh khác nhau. Việc tìm mối liên hệ giữa gen di truyền và trí thông minh đang được tìm hiểu và ngày càng có nhiều phát hiện quan trọng.

Nhiều nghiên cứu để tìm kiếm các gen ảnh hưởng đến trí thông minh đã được tiến hành. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt về chỉ số IQ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các gia đình có con nuôi hoặc có cặp song sinh. Kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy yếu tố di truyền chiếm 50% trong sự hình thành trí thông minh.

Trong khi đó, các nghiên cứu khác tập trung tìm kiếm “gen thông minh”, chủ yếu là tìm các biến thể trên toàn bộ hệ gen của nhiều người (nghiên cứu tương quan toàn bộ nhiễm sắc thể - GWAS) để xác định xem liệu có bất kỳ khu vực cụ thể nào của bộ gen có liên quan đến chỉ số IQ không.

Tuy nhiên, kết quả cho thấy không tìm được vùng gen nào đặc biệt quyết định trí thông minh. Theo đó, các nhà nghiên cứu đưa ra giả định có khả năng mỗi gen chỉ đóng một phần nhỏ và phải nhiều gen hợp lại mới tạo ra kiểu hình.

gen thông minh
Vấn đề thông minh có do gen không là thắc mắc của nhiều người hiện nay

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh?

Ngoài yếu tố di truyền, trí thông minh còn chịu tác động mạnh mẽ của môi trường sống. Điều này bao gồm: Môi trường sống tại gia đình của trẻ, cách nuôi dạy con cái, môi trường giáo dục và khả năng tiếp cận nguồn học tập, dinh dưỡng và một số yếu tố khác.

  • Môi trường sống và gen di truyền ảnh hưởng lẫn nhau, và có thể là một thách thức nếu muốn tách tác động của môi trường ra khỏi tác động của di truyền. Ví dụ, nếu chỉ số IQ của một đứa trẻ tương tự bố mẹ, thì sự tương đồng đó là do di truyền từ bố mẹ cho con hay là do môi trường sống mà bố mẹ tạo ra cho con. Rõ ràng là cả yếu tố môi trường và di truyền đều góp phần quyết định trí thông minh.
  • Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ lúc mang thai cũng ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ kích thích sự phát triển về khả năng ghi nhớ và tiếp thu. Chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa ở bà bầu cũng có tác dụng trong việc tăng cường trí tuệ của trẻ.
  • Mức độ liên kết các tế bào thần kinh cũng là một trong nhiều yếu tố quyết định trí thông minh. Các tín hiệu từ não để truyền đến các tế bào thần kinh là cơ sở để hình thành nên trí nhớ, trí tưởng tượng, tư duy và khả năng sáng tạo.
  • Thể trạng cơ thể cũng góp phần ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc mắc các bệnh lý truyền nhiễm có thể gây phân tán năng lượng của não bộ, lâu dài có thể làm giảm trí thông minh của trẻ.
  • Trí não có thể suy giảm do sự tấn công của các gốc tự do. Để chống lại sự lão hóa não, bạn cần tuân thủ nếp sống khoa học, rèn luyện khả năng ghi nhớ, ngủ đủ giấc, chế độ ăn phù hợp. Khi bé chào đời, mẹ hãy cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt, như vậy trẻ sẽ cung cấp lượng chất dinh dưỡng đầy đủ. Khi bé được 6 tháng tuổi, đây là thời điểm ăn dặm của trẻ để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa... bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),...
  • Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
  • Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan