Thiếu estrogen gây ra những biểu hiện gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Estrogen là hoóc môn sinh dục nữ hay còn gọi là nội tiết tố nữ. Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ, sắc đẹp cũng như sinh lý của chị em. Nếu bị thiếu hụt estrogen có thể sẽ gặp các triệu chứng giống như mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, khó ngủ và khô âm đạo.

1. Một số yếu tố gây ra mức estrogen thấp

Một số yếu tố gây ra mức estrogen thấp, chúng bao gồm:

  • Tập thể dục quá sức
  • Bệnh thận mãn tính
  • Hội chứng Turner (một rối loạn trong đó một phụ nữ được sinh ra chỉ với một nhiễm sắc thể X).
  • Một tuyến yên hoạt động thấp
  • Chán ăn hoặc rối loạn ăn uống khác
  • Suy buồng trứng sớm hoặc bất kỳ rối loạn tự miễn nào khác
  • Thắt ống dẫn trứng có thể vô tình cắt giảm nguồn cung cấp máu đến buồng trứng và làm giảm nồng độ estrogen
  • Thiếu magiê
  • Thuốc tránh thai ức chế cả estrogen và progesterone
  • Suy giáp
  • Mệt mỏi tuyến thượng thận
  • Nấm men phát triển quá mức với độc tố nấm men ngăn chặn các vị trí thụ thể hoóc môn.

2. Các biểu hiện khi estrogen thấp là gì?


Thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý
Thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý

Hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ cao nhất ở độ tuổi dậy thì và trong thời kỳ mang thai. Sau đó sẽ giảm mạnh vào thời kỳ sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh. Cứ 10 năm thì lượng hoóc môn sinh dục nữ trong cơ thể lại giảm đi 15% cho đến khi người phụ nữ được 55 tuổi thì chỉ còn 10% so với khi còn trẻ.

Biểu hiện khi estrogen thấp bao gồm:

  • Nhan sắc xuống cấp: Làn da sẽ trở lên khô ráp, đàn hồi kém. Nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều, da bị chảy xệ. Trên bề mặt da cũng xuất hiện các vết nám, vết đồi mồi. Móng tay chân ngày càng xấu, giòn và dễ gãy hơn. Tóc cũng bị khô, xơ chẻ ngọn và rụng nhiều hơn.
  • Sinh lý suy giảm: Vòng 1 của trở lên kém săn chắc, bèo nhèo và chảy xệ. Mỡ thừa tập trung nhiều ở vùng bụng làm tăng kích thước vòng eo. Kinh nguyệt có chu kỳ thất thường. Ham muốn suy giảm, âm đạo bị khô, đau rát khi quan hệ nhiều khi thành yếu sinh lý nữ khiến cho chị em ngại gần gũi với bạn tình của mình, gây ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng và hạnh phúc gia đình. Ngoài ra việc thụ thai, nuôi dưỡng bào thai cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều.
  • Sức khoẻ giảm sút: Khi hoóc môn sinh dục nữ suy giảm, nữ giới sẽ gặp các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung, nhiễm trùng đường tiết niệu. Xương yếu hoặc gãy xương thường xuyên, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, ung thư...

Trắc nghiệm: Tìm hiểu về “bí mật” của các Hormone

Hormone hầu như quyết định tới toàn bộ các chức năng quan trọng của cơ thể. Nó “làm việc” miệt mài để phát tín hiệu và điều hòa sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, mô cũng như tế bào nhất định. Để hiểu hơn về vai trò cũng như cách thức các hormone tác động lên cơ thể, bạn có thể làm bài trắc nghiệm sau đây.

Nguồn tham khảo: webmd.com

3. Bổ sung estrogen cho cơ thể bằng cách nào?


Các thực phẩm chứa nhiều estrogen
Các thực phẩm chứa nhiều estrogen

Sau tuổi 30, buồng trứng ở cơ thể phụ nữ bắt đầu giảm hoạt động dẫn tới lượng hoóc môn sinh dục nữ bắt đầu bị suy giảm. Chính vì thế, đây chính là thời điểm bắt đầu phải bổ sung estrogen cho cơ thể. Một số thực phẩm giúp bổ sung hoóc môn sinh dục nữ như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Trong đậu nành có chứa hàm lượng isoflavone rất lớn. Đây là một hợp chất tương tự như estrogen. Sử dụng đậu nành thường xuyên giúp tăng cường hoóc môn sinh dục nữ cho cơ thể, hỗ trợ sinh lý nữ hiệu quả. Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng bổ sung hoóc môn sinh dục nữ cho cơ thể như đu đủ, quả anh đào, hạt mè, hạt lanh...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe