Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị, dự đoán cơ hội phục hồi và tái phát của ung thư. Việc xét nghiệm chất chỉ dấu khối u cần tuân thủ đúng theo quy trình chuẩn để thu được kết quả nhanh chóng, chính xác.

1. Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u là gì?

Chất chỉ dấu khối u (chất chỉ điểm khối u) là một dấu ấn sinh học, được sản xuất, giải phóng vào máu bởi tế bào ung thư hoặc tế bào lành của cơ thể khi phản ứng với các tế bào ung thư hoặc một vài tình trạng bệnh lý khối u lành tính khác (không phải ung thư). Những chất chỉ dấu này được tìm thấy trong máu, phân, nước tiểu, tại khối u, trong dịch màng phổi, dịch ổ bụng,... của bệnh nhân ung thư.

Có nhiều loại chất chỉ dấu khối u khác nhau, mỗi loại đại diện cho một bệnh lý nhất định. Một số dấu ấn ung thư chỉ đặc hiệu với một loại ung thư nhưng một số khác có xu hướng tăng trong nhiều loại ung thư khác nhau.

Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u là phương pháp đo lường một số chất dự đoán ung thư, được sử dụng để đánh giá sự có mặt của một hoặc nhiều loại ung thư. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân khác gây tăng các chất chỉ điểm ung thư (dẫn đến tình trạng xét nghiệm dương tính giả). Vì vậy, bên cạnh xét nghiệm chất chỉ điểm khối u, cần dựa vào các phương pháp khác, đặc biệt là sinh thiết để chẩn đoán xác định ung thư.

Tế bào ung thư chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Tế bào ung thư trong cơ thể

2. Chỉ định xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

  • Tầm soát một số loại ung thư phổ biến ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh;
  • Theo dõi bệnh nhân ung thư sau quá trình điều trị;
  • Chẩn đoán các loại u đặc trưng, đặc biệt là u não hay các loại u tương tự không thể sinh thiết chẩn đoán;
  • Xác nhận lại chẩn đoán, kiểm tra các đặc điểm như kích thước, mức độ xâm lấn của khối u, đánh giá lại hiệu quả của liệu pháp điều trị;
  • Đánh giá giai đoạn của một số khối u;
  • Tiên lượng kế hoạch điều trị, giúp bệnh nhân lên kế hoạch sau điều trị bằng phương pháp phẫu thuật;
  • Dự đoán đáp ứng điều trị và cơ hội phục hồi của bệnh nhân;
  • Dự đoán khả năng ung thư tái phát sau điều trị, phát hiện tái phát sớm hơn các xét nghiệm khác.

3. Thực hiện xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

3.1 Quy trình thực hiện

  • Quấn băng thun quanh cánh tay để ngăn chặn dòng chảy của máu, hiện rõ hơn các tĩnh mạch phía dưới băng thun, giúp việc đâm kim vào tĩnh mạch để lấy máu dễ hơn;
  • Sát trùng vị trí tiêm;
  • Đâm kim vào tĩnh mạch, hút máu đầy ống tiêm;
  • Gỡ bỏ băng thun ở cánh tay bệnh nhân khi đã lấy đủ máu;
  • Đặt miếng gạc lên vị trí rút kim, đè vào nơi tiêm rồi băng lại;
  • Đưa mẫu máu qua phòng xét nghiệm;
  • Trả kết quả và giải đáp thắc mắc của bệnh nhân.
Xét nghiệm ELISA làm gì
Thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm

3.2 Tai biến có thể gặp và cách xử trí

Có rất ít vấn đề có thể phát sinh từ việc lấy mẫu máu tĩnh mạch đưa đi xét nghiệm. Thông thường, bệnh nhân sẽ có một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu và có thể giảm bớt nguy cơ bầm tím bằng cách đè tại chỗ lấy máu trong vòng vài phút.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, sau khi lấy máu tĩnh mạch có thể bị sưng lên (viêm tĩnh mạch). Trong trường hợp này, bệnh nhân nên lấy một miếng gạc ấm, đắp vài lần mỗi ngày lên vị trí bị sưng.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị rối loạn đông máu sử dụng thuốc kháng đông có thể bị chảy máu liên tục sau khi lấy mẫu máu. Trong trường hợp gặp vấn đề về đông máu hoặc đang dùng thuốc kháng đông, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ biết trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm.

4. Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

Các chất chỉ dấu ung thư hiện đang được sử dụng phổ biến để tầm soát ung thư gồm:

  • Alpha-fetoprotein (AFP): Phân tích từ máu, dùng để chẩn đoán ung thư gan, theo dõi đáp ứng điều trị; đánh giá giai đoạn, tiên lượng và đáp ứng điều trị của các khối u tế bào mầm;
  • Beta-2-microglobulin (B2M): Phân tích từ máu, nước tiểu hoặc dịch não tủy, được dùng để xác định tiên lượng và theo dõi đáp ứng với điều trị của bệnh đa u tủy, bạch cầu lympho mạn tính, u lympho,...;
  • Beta-human chorionic gonadotropin (Beta-hCG): Phân tích từ nước tiểu hoặc máu, dùng để đánh giá giai đoạn, tiên lượng và đáp ứng điều trị của các khối u tế bào mầm, ung thư nguyên bào nuôi;
  • CA-125: Đánh giá, phát hiện ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư ống dẫn trứng, ung thư phổi, ung thư vú và các loại ung thư đường tiêu hóa;
  • Carcinoembryonic antigen: Đánh giá, phát hiện ung thư đường tiêu hóa, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đường tiết niệu;
  • CA19-9: Phân tích từ máu, được dùng để đánh giá đáp ứng điều trị của ung thư túi mật, ung thư ống mật chủ, ung thư tụy, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày.
Chỉ số CA-125 bao nhiêu là bình thường
Một số xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

Độ chính xác của mỗi xét nghiệm chất chỉ dấu khối u sẽ khác nhau. Cụ thể, một số xét nghiệm cho kết quả thay đổi nhỏ trong nồng độ hoặc hoạt động nên cần có độ chính xác cao. Trong khi đó, một số xét nghiệm khác cho kết quả là sự khác biệt lớn giữa giá trị bình thường và bệnh lý nên không cần độ chính xác cao. Do vậy, độ chính xác của mỗi xét nghiệm phụ thuộc vào mục đích chẩn đoán. Việc kết hợp nhiều xét nghiệm có thể cho kết quả chính xác hơn.

Lưu ý: Một số hạn chế của chất chỉ dấu khối u:

  • Ngoài ung thư, một số tình trạng bệnh khác có thể làm tăng nồng độ chất chỉ dấu khối u;
  • Một số chất chỉ dấu khối u có thể cao ở những người không mắc ung thư;
  • Nồng độ chất chỉ dấu khối u có thể thay đổi theo thời gian nên khó có kết quả chắc chắn;
  • Nồng độ của một chất chỉ dấu khối u có thể không thay đổi cho tới khi ung thư trầm trọng hơn nên xét nghiệm chất chỉ dấu khối u không có giá trị khẳng định đối với việc phát hiện sớm, sàng lọc hoặc theo dõi tái phát ung thư;
  • Một số loại ung thư không tạo ra chất chỉ dấu khối u trong máu.

Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u được sử dụng để phát hiện, chẩn đoán, theo dõi điều trị, lập kế hoạch điều trị thích hợp và phát hiện một số loại ung thư tái phát. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm chất chỉ dấu khối u kết hợp với các phương pháp khác để khẳng định chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.

Trung tâm Ung bướu Xạ trị Vinmec
Khi xuất hiện các bất thường về sức khỏe, người bệnh nên đến cơ sở uy tín để được thăm khám

Khoa ung bướu của Vinmec là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa với các chức năng chẩn đoán, điều trị và tầm soát ung thư. Tại đây, Vinmec sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân từ việc sàng lọc ung đến các phương pháp chữa trị theo từng giai đoạn của bệnh. Ưu điểm của khoa ung bướu tại Vinmec với:

  • Đội ngũ các bác sĩ trong nước và quốc tế giàu kinh nghiệm với các chuyên môn cao
  • Hợp tác chuyên môn toàn diện với các bệnh viện trong nước và quốc tế như: Singapore, Nhật, Mỹ....
  • Điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện, phối hợp đa chuyên khoa theo hướng cá thể hóa từng người bệnh.
  • Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào
  • Có đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo bệnh ung thư: phẫu thuật, trị xạ, hóa chất, ghép Tế bào gốc

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: