Trám răng có thể gây hại cho răng lân cận không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Việc trám răng có ảnh hưởng gì không hay trám răng đau không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các va chạm gặp phải trong quá trình trám răng có thể là một phần nguyên nhân gây ra tổn thương các răng lân cận sau trám.

1. Trám răng có ảnh hưởng gì không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các va chạm gặp phải trong quá trình trám răng có thể là một phần nguyên nhân gây tổn thương các răng lân cận sau trám. Cụ thể, nghiên cứu trên 750 bề mặt răng có hình dạng tốt hoặc bị sâu giới hạn ở lớp men răng nằm lân cận các răng mới trám cho thấy trung bình sau 4,9 năm có 34% mặt răng lân cận bị sâu trong lớp men răng và 27,2% bị sâu răng xuống lớp mô mềm. Trên các bề mặt lân cận nơi lớp men bị tổn thương tại thời điểm trám răng thì 57,3% vẫn tiếp tục mòn lớp men, trong khi 42,7% đã lan đến lớp ngà răng.

Người chăm sóc răng không cẩn thận sau trám răng có nhiều nguy cơ bị sâu răng hơn sau khi trám. Đồng thời, chính các thủ thuật trám răng cũng gây tổn thương đến các bề mặt răng lân cận. Các nha sĩ nên nhận thức được nguy cơ này và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các va chạm hiệu quả trong quá trình trám răng, đồng thời nên kiểm tra tình trạng các răng lân cận vào mỗi lần tái khám.

2. Trám răng đau không?

Trám răng đau không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và mức độ chịu đau của mỗi người. Một hoặc hai ngày sau khi làm thủ thuật, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc nhạy cảm ở vùng răng được trám. Nếu cảm thấy đau nặng, sưng tấy hoặc chảy mủ, hãy đi khám nha khoa ngay vì nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc cần điều trị bổ sung như lấy tủy răng.

Bạn cũng có thể cảm thấy nướu hơi thô hoặc mềm trong vài ngày, đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Trong thời gian đầu sau trám răng, bạn nên kiêng các loại thức ăn, nước uống quá lạnh hoặc nóng để tránh răng thêm nhạy cảm.

Mức độ đau sau trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là:

  • Kích thước và độ sâu của răng sâu;
  • Vị trí của răng sâu;
  • Số lượng răng sâu.
Trám răng đau không
Trám răng đau không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

3. Trám răng được bao lâu?

Tuổi thọ của miếng trám răng kéo dài trung bình khoảng 10 năm, phụ thuộc chủ yếu vào loại vật liệu dùng để trám.

Loại vật liệu trám răng Thời gian trung bình
Hỗn hợp bạc amalgam 15 năm
Nhựa composite 7 năm
Sứ 15 năm
Ionomer thủy tinh 5 năm

Ngoài vật liệu được sử dụng, các yếu tố khác ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám bao gồm:

  • Thói quen ăn uống;
  • Vệ sinh răng miệng;
  • Chấn thương răng gặp phải;
  • Tổn thương răng xung quanh miếng trám;
  • Nghiến răng khi ngủ.

4. Trám răng mất bao nhiêu thời gian?

Ngoài việc “trám răng có ảnh hưởng gì không” hay “trám răng được bao lâu” thì vấn đề trám răng mất bao nhiêu thời gian cũng được nhiều người quan tâm. Thời gian trung bình để trám một miếng nhỏ là 20 - 30 phút, các răng có nhiều lỗ sâu hoặc ăn sâu hơn sẽ mất nhiều thời gian để trám răng hơn. Quy trình trám răng được thực hiện như sau:

  • Làm khô và bôi gel gây tê lên khu vực chuẩn bị trám;
  • Khi nướu đã tê thì tiêm thuốc gây tê cục bộ như lidocaine;
  • Sử dụng mũi khoan để loại bỏ vết răng sâu;
  • Khử trùng lỗ sau khi khoan và lấp đầy lỗ bằng miếng trám;
  • Kiểm tra lại khớp cắn để đảm bảo đã đều và đánh bóng răng.

5. Các loại thuốc gây tê dùng trong trám răng?

Thuốc gây tê là không thể thiếu khi trám răng với tác dụng giảm đau và khó chịu trong quá trình thực hiện. Trước khi trám răng, bạn có thể hỏi bác sĩ về loại thuốc gây tê được chỉ định và lý do để yên tâm hơn.

Một số loại thuốc gây tê được sử dụng phổ biến khi trám răng gồm:

  • Lidocain: Là một trong những loại gel gây tê được sử dụng phổ biến nhất trong trám răng;
  • Benzocain: Được sử dụng như một loại gel làm tê ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi;
  • Epinephrine: Giúp thuốc tê tồn tại lâu hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu bản thân bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc gây tê nào. Nếu lo lắng, bác sĩ có thể chỉ định oxit nitơ (khí cười) qua mặt nạ, ngoài tác dụng giảm lo lắng, sợ hãi, nó còn có tác dụng giảm đau.

Trám răng được bao lâu
Trám răng được bao lâu là thắc mắc của nhiều người

6. Khi nào nên thay vật liệu trám răng?

Nha sĩ có thể giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến miếng trám qua các lần kiểm tra định kỳ. Miếng trám cần được thay khi gặp các tình trạng sau:

  • Phát hiện miếng trám không còn dính chặt vào răng hoặc có dấu hiệu bị vi khuẩn xâm nhập qua máy thăm dò;
  • Phát hiện sâu răng bên dưới miếng trám hoặc vị trí xung quanh qua chụp X-quang;
  • Răng được trám thường xuyên bị đau hoặc nhạy cảm.

7. Các loại thực phẩm dễ làm hỏng lớp trám răng?

Cần tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau đây để bảo vệ lớp trám răng:

  • Thực phẩm có đường là yếu tố lớn nhất gây giảm tuổi thọ của lớp trám răng, chúng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và các phản ứng hóa học gây mòn men răng, tạo ra các lỗ sâu răng mới bên dưới miếng trám;
  • Cắn kẹo cứng, các loại hạt, nước đá có thể làm mòn và rách miếng trám;
  • Kẹo cao su, thịt bò khô, kẹo dẻo hoặc sinh tố và các loại thực phẩm dính khác;
  • Đồ uống như trà và cà phê có thể làm ố vàng lớp trám bằng nhựa composite.

Tóm lại, các va chạm gặp phải trong quá trình trám răng có thể là một phần nguyên nhân gây tổn thương các răng lân cận. Do đó, các nha sĩ nên nhận thức được nguy cơ này và thực hiện biện pháp ngăn ngừa các va chạm hiệu quả trong quá trình trám răng, đồng thời nên kiểm tra tình trạng các răng lân cận vào mỗi lần tái khám.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan