Thuốc kháng sinh thông thường có thể ảnh hưởng đến men răng

Tất cả mọi người đều biết việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và đồ uống có đường hoặc axit có thể gây hỏng men răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một nguy cơ nữa là kháng sinh làm hỏng men răng nếu sử dụng không thích hợp. Chính vì thế, mọi người không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Các thuốc kháng sinh thường gặp gây hỏng men răng

Nếu con bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, trẻ có thể bị sốt, chán ăn, quấy khóc liên tục và các bác sĩ nhi khoa có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Chính vì thế, trong số các loại thuốc trẻ em được kê đơn phổ biến nhất, thuốc kháng sinh chiếm ưu thế trong danh sách này.

Thuốc kháng sinh có thể rất hiệu quả đối với các bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi, một số bệnh nhiễm trùng tai và xoang. Trong đó, Amoxicillin rất thường được kê đơn cho trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, không ít các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các nhóm thuốc kháng sinh nói chung, đặc biệt là Amoxicillin có thể ảnh hưởng đến men răng. Cụ thể là những đứa trẻ dùng Amoxicillin hỏng men răng nên có nhiều khả năng bị nhiễm fluor, một tình trạng răng tiếp xúc với lượng fluor dư thừa. Điều này có thể gây ra vết ố hoặc rỗ trên răng. Một số quan sát thấy ngay cả khi Amoxicillin được sử dụng từ lúc còn là trẻ sơ sinh, hàm lượng florua cao bị phơi nhiễm vẫn có thể gây ra các vấn đề về phát triển ở răng vĩnh viễn khi trẻ vào tuổi thành niên.

Bên cạnh đó, Tetracycline là một loại kháng sinh khác cũng có thể ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ. Tuy nhiên, mối nguy hiểm về kháng sinh làm hỏng men răng đối với các trường hợp sử dụng Tetracyclin có thể bắt đầu từ khi sản phụ dùng thuốc này lúc đang mang thai. Chính vì vậy, trẻ em dưới 8 tuổi và cả phụ nữ có thai không nên dùng Tetracyclin, là cần tránh tuyệt đối nếu có các thuốc kháng sinh khác có thể thay thế. Nếu vô tình sử dụng Tetracyclin trong thời thơ ấu, thuốc kháng sinh này có thể làm cho răng bị ố vàng. Nếu người mẹ dùng nó khi đang mang thai, thuốc kháng sinh không chỉ làm hỏng men răng của trẻ nhỏ mọc răng sữa mà thậm chí còn có thể khiến răng của trẻ bị đổi màu vĩnh viễn. Ngoài ra, Tetracycline cũng có thể được truyền sang trẻ sơ sinh trong sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, răng của trẻ bú mẹ.

Vì các lý do này, cả nha sĩ và bác sĩ nhi khoa đều khuyến cáo rằng cha mẹ nên cho trẻ uống kháng sinh một cách hợp lý, chỉ khi thực sự cần thiết và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Điều này vừa giúp trẻ mau khỏi bệnh, vừa bảo vệ vẻ đẹp và sức khỏe răng miệng cho trẻ em về lâu dài.

thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh làm hỏng men răng nếu sử dụng không thích hợp

2. Các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

  • Khô miệng

Khô miệng có thể làm tăng nguy cơ gây hỏng men răng, dẫn tới sâu răng và các bệnh nướu răng sau này. Điều này là do nước bọt giúp làm sạch các mảnh thức ăn và trung hòa các axit có thể ăn mòn men răng. Nước bọt cũng giúp kiểm soát vi khuẩn trong miệng. Khô miệng xảy ra là khi các tuyến bài tiết nước bọt giảm hoạt động.

Chính vì thế, khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, có một số loại thuốc phổ biến được chỉ định có thể có tác dụng phụ là gây khô miệng. Cụ thể là các loại thuốc thông mũi, thuốc dị ứng hay thuốc kháng histamin.

Để cải thiện chứng khô miệng, có nhiều biện pháp khắc phục như khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước. Đối với trẻ lớn, tập cho trẻ nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường là một cách khác để chống khô miệng và giữ cho nước bọt luôn chảy ra.

  • Thuốc có đường gây sâu răng

Mọi người đều biết rằng đường khi lưu lại trên răng có thể gây sâu răng. Tuy nhiên, cha mẹ thường nghĩ đến kẹo, bánh ngọt và nước ngọt hơn là thuốc uống.

Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều loại thuốc dành cho trẻ em được tạo vị ngọt bằng đường để che đi vị thuốc khó chịu. Chính vì lý do này, một nghiên cứu đã được thực hiện về mối liên hệ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe răng miệng với các loại thuốc được làm ngọt bằng đường cho trẻ nhỏ. Kết quả là trẻ được cho uống các dạng thuốc có vỏ bọc đường hay dung dịch siro có chứa đường (chẳng hạn như sucrose) sẽ tăng nguy cơ hỏng men răng do sâu răng.

Vì vậy, nếu trẻ phải uống siro ho có đường hoặc một số loại thuốc khác, thậm chí là thuốc vào nhỏ miệng, hãy đảm bảo trẻ được súc miệng kỹ lưỡng hoặc đánh răng sau khi uống thuốc.

  • Nấm miệng

Liều lượng cao quá mức của một thuốc loại kháng sinh và dùng kéo dài có thể gây ra nấm miệng. Đây là tình trạng do một loại nấm men gọi là Candida gây ra.

Biểu hiện của nấm miệng được nhận biết khi quan sát thấy sự hình thành các đốm trắng trên niêm mạc miệng của trẻ nhỏ, như lưỡi, má hay nướu răng. Các đốm này có thể liên kết với nhau gây ra các mảng lớn hơn. Lúc này, miệng của trẻ sẽ cảm thấy rất đau, trẻ bỏ ăn và thường quấy khóc.

Thêm một điều thú vị là, thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn vô hại khác trong miệng nhưng sẽ không tiêu diệt được nấm candida. Do đó, để giải quyết tình trạng này, trẻ phải cần dùng đến thuốc kháng nấm.

Tóm lại, vì những nguy cơ dùng kháng sinh làm hỏng men răng của trẻ nhỏ, cha mẹ hãy luôn nhớ thông báo cho nha sĩ hoặc bác sĩ về tình trạng răng miệng của con mình mỗi khi được kê toa. Đồng thời, nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn cha mẹ các biện pháp phòng ngừa hỏng men răng, gây sâu răng hoặc xỉn màu răng của trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: lakespd.com, rotemdentalcare.com, ncbi.nlm.nih.gov, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan