Tác hại nếu không giao tiếp xã hội trong thời gian dài

Không giao tiếp xã hội ban đầu có thể là thói quen nhưng lâu dần đó lại là một bệnh lý khó chữa. Người lâu không giao tiếp cũng có thể dẫn đến tình khó khăn khi giao tiếp trở lại. Vậy mức độ nguy hiểm của hội chứng này ra sao? Làm sao nhận biết và khắc phục chúng thật hiệu quả?

1. Nguy hiểm đe dọa đến bệnh nhân không giao tiếp xã hội

Hầu hết các phân tích về tâm lý của con người đều cho thấy, mất khả năng giao tiếp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống bệnh nhân. Sự tương tác hay giao tiếp là hình thức giúp cơ thể trao đổi với môi trường xung quanh. Khi các biểu hiện rõ hơn mà không điều trị sẽ khiến bệnh nhân rơi vào hoảng loạn dẫn đến cô đơn và có thể mắc phải hội chứng tâm lý nguy hiểm.

1.1 Người kém giao tiếp sẽ luôn tự ti và dễ nhạy cảm khi người khác trêu đùa

Tâm lý và cảm xúc của con người trước kia được con là bản năng có tính di truyền. Hiện nay dưới can thiệp y học nhận định này không còn đúng hoàn toàn. Theo những phân tích ở chuột, khi không giao tiếp xã hội sống một cách cô lập cơ thể sẽ tiết ra loại hormone tiêu cực.

Đây cũng có thể là ảnh hưởng lớn đến các suy nghĩ và hành động tiêu cực của con người nếu quá lâu không giao tiếp xã hội. Phỏng đoán này chưa được công nhận hay có bất kỳ tổ chức nào khẳng định tính đúng đắn. Nhưng chúng ta có thể thấy một người giao tiếp tốt, thường xuyên tương tác họ sẽ có tinh thần tốt và ngoại hình tự tin hơn người không giao tiếp.

1.2 Hội chứng tâm lý trầm cảm

Hội chứng trầm cảm ngày càng xảy ra nhiều với tần suất cao khi mà xã hội lại không ngừng phát triển. Vậy sự phát triển đã ảnh hưởng ra sao mà khiến cho hội chứng tâm lý ấy bùng phát mạnh trong diện rộng không phân biệt độ tuổi, hoàn cảnh...

Theo những chẩn đoán y khoa, hầu hết nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là do người bệnh đã lâu không tiếp xúc với thế giới xung quanh. Có thể họ quá bận rộn trong công việc hay có vấn đề nào khiến sợ đám đông và giao tiếp trong khoảng thời gian dài kèm những biểu hiện căng thẳng tâm lý.

Hội chứng này có thể nhẹ dần khi bạn giao tiếp qua lại. Hoặc một số tìm đến giải pháp là tham gia câu lạc bộ để có thêm nhiều bạn và tìm kiếm những người có chung ý tưởng. Những phương pháp này sẽ tốt khi người bệnh vừa mắc phải và có thể giảm tối đa nguy hiểm do bệnh gây nên.

1.3 Suy nghĩ mơ mộng xa vời thực tế

Thế hệ trẻ là lứa tuổi dễ mắc phải hội chứng không giao tiếp hơn cả. Lý do chính là ở những thiết bị thông minh như tivi, máy tính, điện thoại... Nếu xem lại dữ liệu thống kê thì không chỉ lứa tuổi thanh thiếu niên mà trung niên hay cao niên đều có thể mắc phải thói quen nghiện dùng thiết bị công nghệ.

Các thiết bị công nghệ có sức hút lớn ở mọi lứa tuổi thậm chí là gây nghiện khó bỏ hơn cả chất kích thích. Khi sử dụng chúng, cơ thể sẽ bắt đầu lười biếng không muốn làm việc không muốn ra ngoài giao tiếp. Một xã hội thu nhỏ dưới màn hình điện thoại có thể thỏa mãn những thứ người dùng nhất thời. Nhưng kéo dài sẽ làm cho bạn rơi vào trạng thái tâm lý khủng hoảng mà chính bản thân cũng không hề nhận ra.

1.4 Tăng khả năng gia tăng của các khối u

Các khối u hay ung thư có thể tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta mà không phát triển hoặc phát triển rất nhanh. Thông thường khi cơ thể khỏe mạnh các cơ quan hoạt động tốt thì khối u sẽ khó phát triển lây lan hơn là lúc suy nhược và yếu đi.

Không thể phủ nhận các hội chứng tâm lý sau khi trở nên nghiêm trọng sẽ tàn phá sức khỏe vô cùng. Vì vậy từ hành động không giao tiếp sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe và tăng nguy cơ bị u hay ung thư lên cao hơn.

1.5 Thân nhiệt hạ xuống thấp bất thường

Thân nhiệt cơ thể theo khoa học công bố là 37 độ C. Tuy nhiên đây chỉ là con số trung bình không hoàn toàn đúng ở mọi người. Thân nhiệt có thể có thể chỉ đạt 36 độ vẫn được tính là người khỏe mạnh.

Những người mắc phải bệnh tâm lý thì thân nhiệt sẽ thấp hơn nhiều có thể là 34 - 35 độ. Ở mức này cơ thể sẽ cảm nhận thấy cơn ớn lạnh hoặc thấy ấm hơn chỉ khi có nhiều người bệnh cạnh và một không gian có sự tương tác.

1.6 Trí tuệ suy giảm khả năng nhận thức cũng kém đi

Một cuộc khảo sát những đối tượng luôn thấy mình cô đơn để xác định IQ và EQ đã được tiến hành. Theo dữ liệu phân tích tổng hợp lại, người cô đơn sẽ có khả năng nhận thức và tư duy kém hơn. Để chứng minh rõ hơn, người ta đã tiến hành cho một nhóm làm việc cùng nhau để kiểm tra.

Kết quả thấy rằng những câu đố trí tuệ và trò chơi cũng như xử lý tình huống được não bộ giải quyết nhanh hơn khi làm việc nhóm. Sự tương tác giữa các thành viên đã giúp cho tốc độ dẫn truyền thông tin tăng lên mà kết quả đạt được cũng cao hơn.

1.7 Dễ trở nên ích kỷ và khó cảm thông cho mọi người xung quanh

Người có cảm xúc tiêu cực sẽ dễ quy chụp xã hội với ánh nhìn tiêu cực. Chính vì điều này những bệnh nhân không giao tiếp sẽ khó mà hiểu được sự khó khăn người khác đang trải qua.

Khi cơ thể vui vẻ có thể giúp bạn lan truyền những nguồn năng lượng tích cực đến mọi người. Và vô tình các mối liên hệ đó đã được lý giải là do hormone tiết ra khiến thông tin truyền đến hệ thần kinh và phát ra tín hiệu cảm giác của con người. Hormone hạnh phúc sẽ cho kết quả là vị tha bao dung còn hormone xấu thì ngược lại.

1.8 Tăng nguy cơ viêm nhiễm ở mọi bộ phận

Sưng, viêm các khối cơ hay bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể sẽ xuất hiện khi hệ miễn dịch suy giảm. Đây là nguyên lý hoạt động của các vi khuẩn và tác nhân gây hại.

Đồng thời nếu bạn suy giảm khả năng miễn dịch cũng có thể là do tâm trạng hay lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Chính từ đó, các bác sĩ đã tin rằng không giao tiếp tự cô lập bản thân sẽ tăng nguy cơ viêm sưng cao hơn và sớm hơn lứa tuổi.

1.9 Kéo thấp tuổi thọ tự nhiên vốn có nếu sống lành mạnh

Dịch tễ học phân tích tuổi tác con người trên các yếu tố xã hội đã thấy có mối liên hệ mật thiết. Một người có tinh thần tốt và duy trì lối sống lành mạnh ngoài giữ được nét tươi trẻ lâu thì cũng sẽ kéo tăng tuổi thọ.

Khi tâm lý suy giảm do tác động môi trường hay thường xuyên không giao tiếp sẽ kéo theo hành vi tiêu cực. Lâu dần làm cho sức khỏe suy giảm các căn bệnh tiềm ẩn phát triển nhanh chóng. Từ đó sức chịu đựng cơ thể bị quá tải và làm tuổi thọ giảm đáng kể.

1.10 Không giao tiếp có thể khiến bạn suy giảm trí nhớ và mắc bệnh nguy hiểm sau đó

Trí nhớ của chúng ta là khả năng tiếp nhận thông tin từ bên ngoài do hệ thần kinh trung ương điều khiển. Khi bệnh nhân không chịu giao tiếp thì hệ thần kinh sẽ là nơi chịu tổn thương nặng nề nhất và cũng là nơi đầu tiên bị tác động. Sự suy yếu sẽ tăng nguy cơ mắc hội chứng mất trí nhớ nguy hiểm tiêu biểu là Alzheimer.

1.11 Kéo dài tình trạng không giao tiếp sẽ giảm khả năng chữa trị phục hồi

Con người quá lâu không giao tiếp có thể bị mất ngôn ngữ. Thực tế nếu bạn chỉ nhắn tin mà không nói chuyện sẽ bị gặp phải vấn đề khó chọn từ ngữ hay nói lưu loát khi giao tiếp với người đối diện.

Lúc này khả năng dẫn truyền thông tin đến não bộ suy giảm làm giảm chức năng hoạt động của dây thần kinh dẫn truyền. Bạn thậm chí còn khó khăn trong việc di chuyển và cầm nắm khi dây thần kinh chịu tổn thương. Đồng thời, cơ thể sẽ khó khăn để có thể điều chỉnh trở lại như ban đầu.

2. Dấu hiệu của bệnh nhân suy giảm khả năng giao tiếp

Người sợ giao tiếp sẽ có những biểu hiện tâm lý nhất định. Có thể bạn ngại nói chuyện với người lạ hay không muốn xuất hiện ở những chốn đông người.

2.1 Tâm lý lẩn tránh dễ xấu hổ trước đám đông

Người mắc chứng khó khăn trong giao tiếp rất sợ nơi đông người. Một hành động họ cũng sợ người khác cười chê. Đôi lúc họ hay tưởng tượng về những điều mình làm và tâm trạng xuất hiện biểu cảm ngượng ngùng xấu hổ.

2.2 Hay bi quan khi bị người khác đánh giá nhận xét không tốt

Những đánh giá phê bình có thể gây tổn thương nếu bạn có lòng tự trọng cao. Sự tự ti cũng tương tự làm cho bệnh nhân khủng hoảng khi người khác nói những điểm xấu hay phê bình. Lâu dần họ có thể xa lánh những người hay chê bai họ hoặc hay phê bình để trốn tránh.

2.3 Khó hòa đồng với người bạn mới

Bệnh nhân không giao tiếp sẽ có biểu hiện khó bắt chuyện với người ngoài. Khi cần giao tiếp họ có thể cảm thấy run sợ hay đổ mồ hôinói lắp. Nhưng nếu nói chuyện với người quen thì cảm giác lại không như vậy.

2.4 Thường xuyên có cảm giác lo sợ

Bệnh nhân không giao tiếp sẽ cảm thấy sợ hãi không dám tâm sự với ai. Thậm chí là người thân quen họ cũng có thể đề phòng và xuất hiện biểu hiện run sợ như khi giao tiếp với người lạ. Sự căng thẳng khi muốn nói ra một điều gì đó là biểu hiện để nhận biết.

2.5 Cảm thấy khó khăn khi cần giao tiếp

Khi giao tiếp ở nơi đông người ồn ào hay phát biểu, đa số đều có biểu cảm run và nói lắp. Nếu hành vi giao tiếp kém có thể căng thẳng dẫn đến đổ mồ hôi thậm chí là ngất.

2.6 Các kỹ năng xã hội không tốt

Khi không giao tiếp xã hội khả năng tương tác với môi trường cũng bị ảnh hưởng. Người không giao tiếp có thể mất dần các kỹ năng giao tiếp căn bản hoặc nếu đó là bệnh lý bẩm sinh người bệnh sẽ khó khăn để truyền đạt thông tin đến cho đối tác.

2.7 Luôn sợ suy nghĩ tiêu cực thành thật

Một số vấn đề tâm lý như lo lắng điều tiêu cực diễn ra sau đó nó xảy ra cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tâm lý. Mọi diễn biến sẽ tuân theo quy luật của tự nhiên. Bạn lo sợ người khác bắt chuyện thì họ lại coi là bạn cần được giúp đỡ nên tiến lại hỏi han.

3. Cách khắc phục tình trạng không giao tiếp xã hội

Lo sợ không giao tiếp không hẳn là một căn bệnh khó chữa nếu phát hiện sớm. Bản thân mỗi chúng ta trong giai đoạn trưởng thành đều có ít nhất một lần gặp phải vấn đề tâm lý đám đông. Chính vì thế, bạn có thể làm theo một trong năm biện pháp dưới đây để khắc phục

3.1 Gặp gỡ bạn bè nhiều hơn

Các cuộc hẹn cùng bạn bè sẽ giúp bạn bày tỏ được những khó chịu trong lòng. Những người có thể chơi thân sẽ có điểm chung và giúp người bệnh tháo gỡ khúc mắc trong lòng. Đồng thời họ sẽ mang lại cảm giác tích cực giúp bệnh nhân ở thể nhẹ mau chóng phục hồi và quay lại đời sống bình thường.

3.2 Tập nói chuyện với chiếc gương

Khi mắc hội chứng sợ phát biểu trước đám đông bạn hãy thử tâm sự cùng chiếc gương. Nếu như cảm giác xấu hổ ngượng ngùng còn xuất hiện thì hãy thử liên hệ cho bác sĩ tâm lý để được tư vấn điều trị sớm.

3.3 Liên tục kết bạn với nhiều người

Quen thêm nhiều người bạn và thường xuyên giao tiếp có thể giúp bạn trở nên năng động hơn. Người sợ giao tiếp chỉ dám nói chuyện với người quen nên dùng cách này để cải thiện.

3.4 Tránh xa đồ uống có cồn

Thức uống có cồn hay chất kích thích đều tác động nhiều lên hệ thần kinh của chúng ta. Đó chính là lý do làm cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi bạn tránh xa những thức uống thực phẩm không tốt cho sức khỏe nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm sẽ giảm.

3.5 Thả lỏng và áp chế tâm lý lo âu

Các liệu pháp tâm lý đều cần thả lỏng cơ thể và thư giãn. Càng lo âu càng cần bình tĩnh để vượt qua tâm trạng này.

Đừng quá lo sợ nếu bạn không thể giao tiếp với những người lạ hay nơi đông người. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn gặp trở ngại khi giao tiếp. Các xét nghiệm tầm soát chỉ số cơ thể sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và điều trị được bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan