Rối loạn tái tạo purine trong cơ thể

Trong đa số thực phẩm mà chúng ta hàng ngày nạp vào trong cơ thể có rất nhiều Purine. Đây là chất hóa học tồn tại trong tế bào động, thực vật. Không chỉ vậy, Purine còn có thể tự tái tạo ngay trong cơ thể con người. Vậy nguyên nhân gây rối loạn tái tạo purine là gì?

1. Purine là chất gì?

Purine là một chất xuất hiện trong rất nhiều loại thực phẩm, đặc biệt có trong những đồ ăn tốt cho sức khỏe. Nhưng khi cơ thể con người hấp thụ quá nhiều Purine sẽ tự sản sinh là axit uric. Chất này khi tích tụ trong xương khớp quá lâu sẽ biến chứng ra các bệnh về xương khớp, hay chính là bệnh gout.

Với người bệnh gout sẽ được bác sĩ khuyên sử dụng chế độ ăn uống hạn chế purine. Hạn chế không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn vì Purine có trong rất nhiều thực phẩm lành mạnh như thịt bò, cá, hải sản,... Nếu áp dụng chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm đau tấy các xương khớp.

Có thể chia Purine thành hai loại:

  • Purine nội sinh: Đây là thành quả của hoạt động chuyển hóa axit nucleic trong cơ thể. Đơn giản nhất, có thể hiểu rằng cơ thể có thể tự tái tạo purine.
  • Purine ngoại sinh: Được đưa vào từ bên ngoài qua việc ăn uống. Purine ngoại sinh có nhiều hay ít hoàn toàn là do chế độ dinh dưỡng của mỗi người.

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tái tạo purine

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng rối loạn tái tạo purine trong cơ thể nhưng được biết đến có thể nói đến tình trạng thiếu hụt Adenine phosphoribosyltransferase. Khá ít người mắc chứng bệnh này, bởi đây là một loại bệnh do rối loạn di truyền trên nhiễm sắc thể. Thiếu chất này khiến cho cơ thể bị rối loạn tái tạo purine bởi không thể tạo ra chất adenine. Các adenine bị oxy hóa tạo phản ứng kết tủa trong đường tiết niệu. Ngay lập tức khiến cho người bệnh đau quặn thận, nhiễm trùng thậm chí dẫn đến suy thận nếu không được điều trị kịp thời.

rối loạn tái tạo purine
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng rối loạn tái tạo purine trong cơ thể

3. Vai trò của Purine tới sức khỏe con người?

Theo nhiều nghiên cứu y khoa khẳng định purine có tác dụng đáng kể đối với sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là có lợi với hệ tim mạch và hệ tiêu hóa của con người. Khi cơ thể con người tái tạo purine giúp hỗ trợ liên kết các tế bào với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến màng tế bào.

  • Tác động đến sự phân phối oxy đi nuôi cơ thể của tim và lưu lượng di chuyển của máu.
  • Với hệ tiêu hóa như dạ dày tình trạng rối loạn tái tạo purine trong cơ thể còn khiến cho việc bài tiết chất lỏng và di chuyển thực ăn gặp khó khăn.
  • Rối loạn tái tạo purine còn khiến chúng ta lão hóa nhanh hơn, não bộ cũng không được kích thích phát huy tối đa. Bởi chất axit uric được tạo ra khi cơ thể tiêu hóa purine có ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và cũng là chất chống oxy hóa cho cơ thể.

4. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Purine

Trong cơ thể con người có một lượng Purine vừa đủ thì sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh minh mẫn hơn. Nhưng nếu tồn tại cùng lúc quá nhiều Purine sẽ phản tác dụng, khiến chúng ta phải đối mặt với rất nhiều bệnh.

  • Xơ vữa động mạch: Khi trong máu có lượng axit uric quá cao sẽ khiến chúng ta dễ mắc bệnh mạch vành. Nó còn trực tiếp dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Nhồi máu cơ tim: Người bệnh trong tình trạng dư thừa axit uric trong máu có khả năng rất cao bị bệnh nhồi máu cơ tim, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Suy thận: Axit uric với bệnh thận như một vòng trong không lối thoát. Bởi khi trong máu có lượng axit uric cao sẽ ảnh hưởng, làm cho thận không thể phát huy được hết chức năng của mình. Ngược lại, khi thận đã suy yếu sẽ không còn đủ khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Gout: Với người bệnh gặp vấn đề rối loạn tái tạo purine và rối loạn chuyển hóa purine thì đây là căn bệnh thường gặp nhất. Những biểu hiện đặc trưng như đau khớp, xuất hiện các cơn đau đột ngột, khớp bị biến dạng,... kèm theo những bệnh mã tính như thận, tim mạch, rối loạn lipid máu. Bệnh gout ngày nay được chứng minh có thể xảy ra với bất kỳ ai chứ không chỉ ở người cao tuổi.

5. Kiểm soát lượng purine trong cơ thể như thế nào?

Chúng ta không thể cắt bỏ hoàn toàn purine ra khỏi chế độ ăn vì nó cũng có tác dụng đáng kể đến cơ thể. Người bị rối loạn tái tạo purine hay thừa purine cần xây dựng chế độ ăn khoa học.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước từ 2 đến 4 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia.
  • Tránh ăn nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản.
  • Đặc biệt cần duy trì sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên.
  • Người bệnh cũng nên bổ sung thật nhiều loại thức ăn chứa ít hoặc không chứa purine như súp lơ, dưa chuột, cải xanh, dưa hấu, khoai tây, bí đỏ,...vào thực đơn hàng ngày.
  • Nếu căn bệnh trong tình trạng nặng, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát lượng axit uric trong máu.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan