Rối loạn hệ thần kinh tự chủ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hệ thần kinh tự chủ có chức năng quan trọng trong điều hòa nội môi, hỗ trợ cơ thể phản ứng và thích nghi với những thay đổi, tác động từ môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng quan trọng như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa, hô hấp...

1. Hệ thần kinh tự chủ và chứng rối loạn hệ thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ hay hệ thần kinh thực vật, là một bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi có chức năng thiết lập động tác giữa cơ thể và bên ngoài môi trường. Hệ thần kinh tự chủ bao gồm các sợi thần kinh đi từ hệ thần kinh trung ương tới các tuyến tạng mạch máu và cơ tim.

Rối loạn hệ thần kinh tự chủ xảy ra khi các dây thần kinh kiểm soát chức năng tự chủ của cơ thể bị hư hại. Hệ quả là gây ảnh hưởng đến các chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như tim, huyết áp, hệ tiêu hóa.

dây thần kinh ngoại biên
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ làm ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể

2. Nguyên nhân hệ thần kinh tự chủ bị rối loạn

Hệ thần kinh tự chủ thường bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn thần kinh tự chủ do lượng đường huyết tăng cao và kéo dài
  • Phẫu thuật vùng cổ hay xạ trị cũng dẫn đến rối loạn thần kinh tự chủ
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống ung thư, trầm cảm, thuốc tim mạch.
  • Bệnh parkinson, alzheimer hay các bệnh lý về thoái hóa thần kinh, bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus
  • Các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren
  • Sử dụng các chất kích thích đến hệ thần kinh như rượu, thuốc lá, chất gây nghiện
  • Các bệnh lý về di truyền
  • Người hay stress, bị rối loạn tinh thần, thủ dâm quá nhiều

Các chấn thương sọ não hay tủy sống ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Nghiện rượu
Lạm dụng các chất kích thích làm tăng nguy cơ gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ

3. Dấu hiệu và chẩn đoán bệnh rối loạn hệ thần kinh tự chủ

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bệnh rối loạn hệ thần kinh tự chủ khi người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Nhịp tim thay đổi bất thường, người bệnh hay cảm thấy hồi hộp, lo lắng, các triệu chứng này thường xảy ra liên tục, khiến người bệnh luôn cảm thấy bất an
  • Khó thở hụt hơi khi ở nơi đông đúc, ồn ào
  • Đau đầu, tính tình thay đổi, dễ kích thích, ăn không ngon miệng
  • Chân tay lạnh, mạch nhanh, đau ngực
  • Người bệnh luôn cảm giác thiếu sức sống uể oải
  • Ra nhiều mồ hôi, rối loạn tiểu tiện, tiêu hóa..
  • Mất ngủ
  • Ngoài ra còn các rối loạn về kinh nguyệt, rụng tóc, da khô bong tróc, giảm ham muốn tình dục...

4. Điều trị rối loạn hệ thần kinh tự chủ như nào?

Hiện nay để điều trị bệnh rối loạn hệ thần kinh tự chủ, bác sĩ thường tập trung điều trị nguyên nhân gây ra bệnh này nhằm thiết lập lại sự cân bằng trong hệ thần kinh.

  • Điều trị cơ bản: Mục tiêu của phương pháp điều trị này là kiểm soát được bệnh, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra các cách khác nhau để điều tiết.
  • Kiểm soát triệu chứng đặc hiệu: Sử dụng một số phương pháp để giảm triệu chứng của rối loạn.
  • Các phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt cũng phần nào làm thuyên giảm bệnh.
Xoa bóp
Phương pháp vật lý trị liệu cũng góp phần làm bệnh thuyên giảm

5. Phòng chống bệnh rối loạn hệ thần kinh tự chủ

Rối loạn hệ thần kinh tự chủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, để phòng chống căn bệnh này, mọi người nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tích cực tập hít thở sâu hằng ngày. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc để điều trị các bệnh liên quan tuyệt đối uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên theo dõi dấu hiệu rối loạn hệ thần kinh tự chủ ít nhất là 5 năm. Tránh các rối loạn về tinh thần, căng thẳng quá mức, sang chấn tâm lý...
  • Mọi người nên duy trì lối sống lạc quan, vui vẻ, không để căng thẳng quá mức, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và kiểm soát lượng muối hấp thu vào cơ thể. Hạn chế các chất kích thích như: Rượu và thuốc lá, tuyệt đối không sử dụng chất gây nghiện.

Các bệnh do virus, vi khuẩn cũng là nguy cơ gây rối loạn hệ thần kinh thực vật vì vậy mọi người nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài và đặc biệt là ăn chín uống sôi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan