......

Phẫu thuật nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi

Phẫu thuật nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi nhằm mục đích phá hết ngóc ngách, kết hợp với bóc vỏ phổi sớm, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

1. Mục đích phẫu thuật nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi

Nội soi màng phổi là thủ thuật mà bác sĩ xâm nhập tối thiểu vào khoang màng phổi của người bệnh để quan sát khoang màng phổi và các cấu trúc trong lồng ngực nhằm phát hiện bệnh nhân có tổn thương hay không và thường được áp dụng trong nội soi gỡ dính do mủ màng phổi.

Phẫu thuật nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi nhằm mục đích phá hết ngóc ngách, kết hợp với bóc vỏ phổi sớm.

2. Chỉ định và chống chỉ định nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi

Chỉ định nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi trong trường hợp:

  • Dẫn lưu ra mủ đặc, nhiều giả mạc mà phương pháp tưới rửa thất bại
  • Người bệnh suy kiệt, mất sức đề kháng hoặc nhiễm trùng kéo dài, sốt cao mà dẫn lưu màng phổi kết hợp với sử dụng kháng sinh không hiệu quả.

Chống chỉ định nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi trong trường hợp:

  • Bệnh nhân bị bệnh toàn thân nặng; bất thường về tim mạch như: Suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, van tim.
  • Huyết động không ổn định; tràn mủ màng phổi chống chỉ định tương đối.
  • Bệnh nhân bị dày dính màng phổi.
  • Người bệnh bị rối loạn đông máu với tỷ lệ prothrombin <60% và tiểu cầu <60G/L.
  • Người bệnh ho nhiều, không cầm được cơn ho.
Ho khan lâu ngày
Bệnh nhân ho nhiều, không dứt được cơn co ho có chống chỉ định với mổ nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi

3. Các bước thực hiện kỹ thuật nội soi gỡ dính cho người bị viêm mủ màng phổi

Bước 1: Cơ sở Ngoại Khoa đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của phẫu thuật lồng ngực và mạch máu; Monitor theo dõi huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch, bão hòa oxy, nhịp thở, điện tim; máy nội soi; Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi.

Bước 2: Vô cảm người bệnh, làm xẹp phổi bên bệnh bằng cách phân lập phổi bằng nội phế quản.

Bước 3: Tùy theo vị trí khoang tụ dịch, để đặt trocar rồi hút sạch mủ và phá vỡ dây dính màng phổi, lấy đi phần lớn mủ và giả mạc, nhất là mặt hoành.

4. Theo dõi và xử trí tai biến

Chăm sóc
Sau khi mổ bệnh nhân cần được hút rửa màng phổi trong 3-4 ngày

Theo dõi:

  • Giảm đau, hút đờm nhằm tránh xẹp phổi.
  • Hô hấp tích cực sau mổ.
  • Hút rửa màng phổi trong 3 - 4 ngày sau mổ.

Xử trí tai biến:

  • Dẫn lưu cần được theo dõi sát để phát hiện chảy máu, nếu chảy máu mổ lại cầm máu.
  • Cần phải phát hiện sớm xẹp phổi để cho người bệnh tập thở, vỗ rung, long đờm,
  • Thay băng, chăm sóc vết thương, điều trị kháng sinh nếu nhiễm trùng.

321 lượt đọc

Bài viết liên quan
  • Medbactin
    Công dụng thuốc Medbactin

    Medbactin thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm. Thuốc có dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp 1 vỉ x 4 viên. Trước khi sử dụng thuốc Medbactin, người ...

    Đọc thêm
  • Đang trị lao phổi theo phác đồ IA có được uống thuốc theo chương trình chống lao quốc gia không?
    Lao phổi đã chữa khỏi có thể bị lại không?

    Em trước đây từng bị tràn dịch màng phổi phải và chuyển sang lao phổi, đã điều trị dứt điểm. Hiện giờ sức khỏe em hay bị mệt người, hơi thở không sâu. Gần đây còn có triệu chứng đau ...

    Đọc thêm
  • cefalvidi
    Công dụng thuốc Cefalvidi

    Thuốc Cefalvidi thuộc nhóm kháng sinh, kháng virus, kháng nấm chứa thành phần chính là Cefadroxil. Cefalvidi thường được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, hô hấp, da và mô mềm hoặc viêm xương tuỷ, ...

    Đọc thêm
  • Klavunamox Pediatric
    Công dụng thuốc Klavunamox Pediatric

    Thuốc Klavunamox Pediatric là bột pha hỗn dịch uống chứa thành phần Amoxicillin và Acid clavulanic, được chỉ định để điều trị nhiễm trùng ở trẻ em. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ...

    Đọc thêm
  • Kỹ thuật nào đánh giá tình trạng tràn dịch màng phổi?
    Kỹ thuật nào đánh giá tình trạng tràn dịch màng phổi?

    Em muốn kiểm tra tình trạng tràn dịch màng phổi ở Vinmec. Bác sĩ cho em hỏi kỹ thuật nào đánh giá tình trạng tràn dịch màng phổi? Trước khi khám em cần phải chuẩn bị những gì ạ?

    Đọc thêm