Nước tiểu có bọt là bệnh gì?

Nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận, nguyên nhân chủ yếu là do tăng huyết áp và bệnh tiểu đường. Do đó, những người mắc những bệnh này cần đi khám sức khỏe định kỳ, duy trì sức khỏe ổn định để hạn chế biến chứng ở thận.

1. Nước tiểu có bọt có thể liên quan đến bệnh lý nào?

Nước tiểu có bọt có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý. Do đó, bạn nên tìm kiếm các triệu chứng kèm theo để dễ dàng xác định tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu không có bất kỳ triệu chứng kèm theo nghĩa là tình trạng sức khỏe bình thường, có thể là do tốc độ dòng chảy của nước tiểu hoặc chất tẩy rửa toilet. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện các triệu chứng sau thì nên đi khám sức khỏe để kiểm tra sức khỏe:

  • Nước tiểu có bọt không mất đi sau vài ngày
  • Phù tay, chân, mặt và bụng
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Mất ngủ, trằn trọc suốt đêm
  • Thay đổi số lượng nước tiểu
  • Thay đổi màu nước tiểu: Nước tiểu đục, nước tiểu sẫm màu,...
  • Xuất tinh ngược dòng
Gói khám sức khỏe tổng quát
Cần đi khám sức khỏe khi thấy có những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu có bọt

2. Một số bệnh lý có triệu chứng nước tiểu có bọt

2.1. Protein niệu

Trong nước tiểu của người khỏe mạnh chỉ chứa một lượng nhỏ protein. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà chức năng lọc của cầu thận bị rối loạn, gây ra hiện tượng một số protein không được đi qua lớp màng lọc để được giữ lại cơ thể mà bị thải ra qua đường nước tiểu. Nếu số lượng protein này có thể phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu thì khi đó được gọi là protein niệu.

2.2. Vấn đề về thận

Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, với vai trò chuyển hóa các chất độc hại thành nước tiểu để thải ra ngoài cơ thể. Do đó, nước tiểu có bọt cảnh báo bệnh lý về thận. Trong đó, tiêu biểu là một số bệnh lý như suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu...

Nguy cơ mắc các bệnh lý về thận xảy ra nhiều hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sử gia đình mắc bệnh thận. Do đó, những đối tượng mắc các bệnh này nên đi khám sức khỏe nếu đi tiểu có bọt.

2.3. Xuất tinh ngược dòng

Xuất tinh ngược dòng là hiện tượng tinh trùng theo đường bàng quang chảy ra ngoài qua nước tiểu, trái lại với quy luật thông thường là xuất ra từ niệu đạo. Vì vậy, khi quan hệ tình dục, lượng tinh trùng sẽ xuất ra nhiều qua đường nước tiểu gây ra nước tiểu có màu trắng đục lợn cợn, có thể nhìn giống có bọt.

Xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiểu trắng đục lợn cợn

3. Chẩn đoán

4. Điều trị nước tiểu có bọt

Điều trị nước tiểu có bọt bằng cách điều trị nguyên nhân gây bệnh:

4.1. Điều trị tiểu đường và cao huyết áp

Tổn thương ở thận dễ gây ra các thay đổi trong màu sắc và mùi nước tiểu. Để điều trị bệnh lý về thận, người bệnh cần kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh mà thông thường là tiểu đường và tăng huyết áp.

Để cải thiện bệnh đái tháo đường, bạn nên duy trì chế độ ăn uống hợp lýluyện tập thể dục đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với bệnh cao huyết áp, bạn cũng thực hiện tương tự. Duy trì chế độ ăn hạn chế muối và protein, luyện tập thể dục cho người mắc bệnh tim mạch và uống thuốc đầy đủ. Trong đó, thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể được sử dụng với hai tác dụng là ngăn ngừa tổn thương ở thận và hạ huyết áp.

ăn sau tập thể dục dinh dưỡng
Duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để cải thiện bệnh đái tháo đường

4.2. Điều trị xuất tinh ngược dòng

Xuất tinh ngược dòng không phải điều trị, trừ khi cực khoái khô khiến nam giới khó chịu hoặc gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản. Tình trạng này có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc có tác dụng đóng cổ bàng quang như pseudoephedrine, phenylephrine, chlorpheniramine, brompheniramine hoặc imipramine. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc điều trị vì các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp.

Nước tiểu có bọt là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh lý về đường tiết niệu, thận, tiểu đường. Vì thế khi có các dấu hiệu bệnh thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân để có hương thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

429.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan