Nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Áp lực cuộc sống khiến số người bị bệnh rối loạn lưỡng cực ngày càng tăng. Người mắc chứng bệnh này khi thì chán nản, tuyệt vọng trong các hoạt động thường ngày, khi thì hưng phấn, phấn khích.

1. Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần hay còn gọi là rối loạn hưng - trầm cảm, tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc tăng động, nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm.

Bệnh rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn.

Sự thất thường của trạng thái tâm lý người bệnh thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc có thể nhiều lần trong tuần.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực

Bệnh rối loạn lưỡng cực có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau đây:

2.1 Dựa vào các dấu hiệu về cảm xúc

  • Khi người bệnh ở trạng thái hưng cảm: bệnh nhân cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan một cách quá độ. Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực...
  • Khi ở trạng thái trầm cảm: người bệnh cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, hay khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ...

2.2 Dựa vào các dấu hiệu về hành vi

Ở trạng thái rối loạn lưỡng cực hưng cảm:

  • Bệnh nhân sẽ ăn uống nhiều hơn
  • Hoạt động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng
  • Khả năng quyết định suy giảm
  • Người bệnh có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác
  • Cảm xúc hân hoan không phù hợp
  • Tăng ham muốn tình dục

Ở trạng thái trầm cảm:

  • Người bệnh sẽ ăn ít đi
  • Lười vận động
  • Không thích giao tiếp với cộng đồng
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc muốn tự tử

Bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ xảy ra theo chu kỳ. Tâm trạng của người bệnh cũng sẽ thay đổi theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc theo mùa..

Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được sự tư vấn và điều trị của các chuyên gia y tế.

roi-loan-luong-cuc-1
Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản

3. Phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm

Để điều trị hiệu quả, cần chẩn đoán chính xác rối loạn lưỡng cực. Việc phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm của rối loạn lưỡng cực là rất cần thiết vì 2 bệnh này khác nhau về di truyền, gốc lâm sàng, kết quả, và điều trị.

Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực sẽ rất khó để chẩn đoán nếu bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm và không có những biểu hiện hưng cảm hoặc phấn khích.

Đặc trưng duy nhất của trầm cảm đơn cực là trầm cảm nặng.

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có 3 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn trầm cảm nặng,
  • Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn
  • Giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn lưỡng cực là nhóm các bệnh lý khá nặng nề. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh trầm cảm.

4. Điều trị rối loạn lưỡng cực

Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần được thăm khám tại các cơ sở y tế. Sau khi được khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm khác để chắc chắn người bệnh có những triệu chứng đang mắc không phải là do một bệnh lý nào khác gây ra.

Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc. Thêm vào đó, người bệnh sẽ được theo dõi liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực hưng cảm hoặc trạng thái trầm cảm. Người bệnh sẽ có thể phải uống lithium suốt đời nếu bệnh trở nặng.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh điều trị rối loạn hành và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân.

Người bị bệnh rối loạn lưỡng cực cần có chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc và cố định theo giờ, không mặc cảm tự ti với xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, tránh xa các chất kích thích như cà phê, bia , rượu...

roi-loan-luong-cuc-2
Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần được điều trị sớm

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

463.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Lurasidone
    Tác dụng của thuốc Lurasidone

    Lurasidone là thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng của tâm thần phân liệt ở người lớn và trẻ em. Lurasidone thuộc nhóm thuốc chống loạn thần không điển hình và tác dụng bằng cách thay đổi ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Caplyta
    Công dụng của thuốc Caplyta

    Thuốc Caplyta là thuốc chống loạn thần được bào chế dưới dạng viên nang chứa thành phần chính là hoạt chất Lumateperone. Sản phẩm này được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt hoặc giai đoạn trầm của ...

    Đọc thêm
  • brisdelle
    Tác dụng thuốc Brisdelle

    Brisdelle còn được biết đến với tên gọi phổ biến khác là Paroxetine, thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, chuyên sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm. Bên cạnh các công dụng hiệu quả mà thuốc mang lại thì ...

    Đọc thêm
  • lamogin
    Công dụng thuốc Lamogin

    Lamogin (Lamotrigine 25mg/50mg) là một chất chống co giật, được kê đơn cho bệnh động kinh và rối loạn lưỡng cực, dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác. Trong bệnh động kinh, thuốc này được sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Kauskas-50
    Công dụng thuốc Kauskas-50

    Thuốc Kauskas-50 là loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh. Vậy thuốc có công dụng cụ thể cũng như lưu ý gì khi sử dụng?

    Đọc thêm