Mục đích của nội soi rửa phế quản, phế nang

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thái - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nội soi rửa phế quản, phế nang là kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý có liên quan đến phổi.

1. Nội soi rửa phế quản, phế nang là gì?

Nội soi rửa phế quản, phế nang là kỹ thuật thực hiện qua nội soi phế quản ống mềm để lấy bệnh phẩm là dung dịch chứa những tế bào và những thành phần không phải tế bào của đường thở nhỏ và phế nang bằng cách bơm dung dịch nước muối sinh lý vào phế quản, phế nang.

2. Mục đích của nội soi rửa phế quản, phế nang

Từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 3 năm 2008, các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu trên 30 bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic nhằm đánh giá kết quả bước đầu của rửa phế quản, phế nang trong điều trị bệnh. Sau khi khám lâm sàng và đo thông khí phổi trước và sau rửa phế quản phế nang, kết quả cho thấy so với trước rửa phế quản phế nang, các triệu chứng của bệnh sau khi rửa phế quản, phế nang, như ho, khạc đờm giảm rõ rệt ( từ 76% giảm còn 33,3%), các triệu các triệu chứng thực thể hô hấp đều giảm, hội chứng phế quản, hội chứng đông đặc đều hết. Sau rửa phế quản phế nang, rối loạn thần kinh thực vật hết và trở về bình thường.

Bên cạnh đó, áp dụng kỹ thuật nội soi rửa phế quản, phế nang còn nhằm mục đích chẩn đoán các bệnh lý phổi, bao gồm:

  • Các bệnh lý ác tính
  • Nhiễm trùng phổi
  • Xẹp phổi
  • Bệnh bụi phổi
  • Bệnh lý phổi kẽ
  • Tích protein phế nang
  • Người bệnh ho ra máu kéo dài mà không xác định rõ nguyên nhân
  • Người bệnh bị tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân.

Người bệnh tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân có thể được chỉ định nội soi rửa phế quản để chấn đoán tình trạng bệnh
Người bệnh tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân có thể được chỉ định nội soi rửa phế quản để chấn đoán tình trạng bệnh

3. Chống chỉ định thực hiện nội soi rửa phế quản, phế nang

Không có chống chỉ định tuyệt đối khi thực hiện nội soi rửa phế quản, phế nang. Chống chỉ định tương đối khi có các điều kiện sau:

  • Bệnh nhân giảm oxy máu nặng.
  • CO2 máu tăng
  • Lượng khí thở cưỡng bức mỗi giây FEV1< 1 lít.
  • Bệnh nhân bị co thắt phế quản nặng.
  • Huyết động không ổn định
  • Nhịp tim rối loạn nặng
  • Tình trạng đau thắt ngực không ổn định
  • Động mạch chủ phình tắc
  • Không điều chỉnh được rối loạn đông máu
  • Người bệnh không đồng ý thực hiện nội soi.

4. Quy trình thực hiện nội soi rửa phế quản, phế nang

Người thực hiện phải có kinh nghiệm và thành thạo kỹ thuật

Kiểm tra phương tiện, thiết bị đầy đủ

Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra hồ sơ bệnh án

Tiến hành thủ thuật:

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa, cho nằm đầu cao nếu người bệnh khó thở
  • Sử dụng Lidocain 2% để gây tê mũi và họng
  • Hình ảnh nội soi được ghi lại vào máy tính
  • Tiến hành đưa ống nội soi qua mũi hoặc miệng đến thanh môn
  • Thực hiện gây tê bổ sung với dây thanh âm, khí, phế quản 2 bên
  • Quan sát phế quản: bên lành trước rồi đến bên tổn thương
  • Gắn vào ống nội soi phế quản và dây hút bộ dịch thu vô trùng
  • Tiến hành rửa phế quản phế nang bằng cách đưa ống soi đến phân thùy, đẩy ống nội soi xuống sao cho ống nội soi bịt kín phế quản định rửa nhưng không được đẩy mạnh quá, làm phế quản bị tổn thương
  • Bơm vào lòng phế quản 50ml dung dịch Natriclorua 0,9% một cách từ từ
  • Lấy được lượng dịch rửa nhiều nhất có thể vào bộ thu dịch vô trùng bằng cách hút nhẹ nhàng và giữ nguyên ống soi
  • Tiến hành bơm rửa khoảng 3 lần.
  • Tiến hành bộ thu dịch vô trùng
  • Rút ống soi phế quản ra.

Người thực hiện cần phải có kinh nghiệm và thành thạo kỹ thuật
Người thực hiện cần phải có kinh nghiệm và thành thạo kỹ thuật

5. Xử trí tai biến khi thực hiện nội soi rửa phế quản, phế nang

Bệnh nhân bị giảm oxy máu:

  • Đảm bảo duy trì đủ oxy cho người bệnh bằng cách tăng lưu lượng oxy
  • Ngừng việc soi phế quản nếu tình trạng giảm oxy máu không cải thiện

Bệnh nhân bị co thắt thanh, phế quản:

  • Thường xảy ra ở những trường hợp tăng tính phản ứng phế quản, như hen phế quản
  • Nhằm xử lý kịp thời khi có biến chứng, tiến hành đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi trước khi soi phế quản
  • Cách xử trí: ngừng nội soi rửa phế quản, phế nang, tiêm Corticoid tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch Salbutamol, khí dung Ventolin, Pulmicort.

Bệnh nhân bị suy hô hấp cấp:

  • Dừng thực hiện thủ thuật
  • Để tối ưu hóa độ bão hòa oxy của người bệnh bằng cách tăng lưu lượng oxy thở
  • Tiến hành đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, truyền Salbutamol, tiêm tĩnh mạch Corticoid, khí dung Ventolin, Pulmicort.

Bệnh nhân bị tăng huyết áp:

  • Dùng Furosemid để tiêm tĩnh mạch.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng:

  • Dụng cụ và ống nội soi cần được đảm bảo khử khuẩn tốt.

Bệnh nhân bị dị ứng thuốc tê Lidocain:

Như vậy mục đích của việc nội soi rửa phế quản, phế nang không chỉ để điều trị các bệnh lý mà nó còn giúp chẩn đoán các bệnh lý ở phổi như những bệnh lý ác tính, nhiễm trùng phổi, xẹp phổi, dị vật khí – phế quản, bệnh bụi phổi, bệnh lý phổi kẽ, tích protein phế nang; xác định rõ nguyên nhân của tình trạng ho ra máu kéo dài, tràn dịch màng phổi,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe