......

Liệu pháp miễn dịch dị ứng là gì?

Liệu pháp miễn dịch dị ứng, còn được gọi là chích ngừa dị ứng, là một hình thức điều trị dị ứng lâu dài làm giảm các triệu chứng cho nhiều người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn dị ứng, viêm kết mạc hoặc dị ứng côn trùng đốt. Cơ chế của liệu pháp này là làm giảm độ nhạy cảm với chất gây dị ứng, dẫn đến giảm các triệu chứng dị ứng lâu dài ngay cả khi ngừng điều trị. Do đó, đây đã trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân.

1. Liệu pháp miễn dịch dị ứng là gì?

Tùy theo loại dị ứng mà người bệnh sẽ được áp dụng để có thể “rèn luyện” cơ thể để ít bị dị ứng hơn. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị dự phòng cho các phản ứng dị ứng với các chất hóa học dễ gây kích ứng thường gặp trong cuộc sống như phấn cỏ, mạt bụi nhà và nọc ong.

Liệu pháp miễn dịch bao gồm các lần cho tiếp xúc và tăng dần liều lượng dị nguyên hoặc chất gây dị ứng mà người đó bị kích thích. Sự gia tăng ngày càng nhiều của chất gây dị ứng đặc hiệu khiến hệ thống miễn dịch trở nên ít nhạy cảm hơn với chất này, giảm khả năng tạo ra kháng thể đáp ứng lại nên sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng khi chất này gặp phải thực sự trong tương lai.

Do đó, liệu pháp miễn dịch luôn được chọn để làm giảm tình trạng viêm đặc trưng cho bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay viêm da dị ứng.

Trước khi bắt đầu điều trị với liệu pháp miễn dịch dị ứng, bác sĩ chuyên ngành miễn dịch học và bệnh nhân sẽ cùng nhau thống nhất xác định các yếu tố kích hoạt những triệu chứng dị ứng. Xét nghiệm trên da đôi khi được thực hiện để xác nhận các chất gây dị ứng cụ thể mà người bệnh đã có kháng thể. Từ đó, việc lựa chọn loại kháng nguyên để thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng trở nên chính xác hơn, tăng cường hiệu quả điều trị.

Viêm mũi dị ứng
Liệu pháp miễn dịch luôn được chọn để làm giảm tình trạng viêm đặc trưng cho bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay viêm da dị ứng

2. Các loại liệu pháp miễn dịch dị ứng

Cho đến nay, liệu pháp miễn dịch dị ứng được xem là hình thức điều trị dị ứng phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Đây là phương pháp điều trị duy nhất thực sự thay đổi hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứnghen suyễn.

Liệu pháp miễn dịch dị ứng có các hình thức như sau:

Thuốc viên dị ứng là một dạng của liệu pháp miễn dịch có đường dùng ngậm dưới lưỡi, giúp cung cấp nguồn dị nguyên vào cơ thể một cách chủ động để điều trị một số bệnh dị ứng mà không cần chích ngừa. Giống như việc tiêm thuốc, thuốc ngậm dưới lưỡi cũng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bằng cách giúp cơ thể “làm quen” dần, giảm khả năng chống lại tác động của chất gây dị ứng.

Thuốc nhỏ dị ứng là một dạng liệu pháp miễn dịch có đường dùng dưới lưỡi khác và hoạt động cũng giống như thuốc viên. Thuốc nhỏ giọt có thể dễ sử dụng hơn ở trẻ nhỏ.

Thuốc uống bằng miệng là một hình thức của liệu pháp miễn dịch dùng qua đường uống, giúp điều trị cho người bị dị ứng thức ăn bằng cách cho ăn một lượng tăng dần chất gây dị ứng từ thực phẩm để nâng cao ngưỡng gây ra phản ứng.

Thuốc tiêm dưới da là hình thức phổ biến nhất được sử dụng của liệu pháp miễn dịch dị ứng. Các phác đồ điều trị miễn dịch qua đường tiêm dưới da bao gồm các mũi tiêm hàng tuần trong giai đoạn khởi đầu, sau đó là giai đoạn duy trì hàng tháng và giai đoạn ổn định với khoảng cách các mũi tiêm có thể lên đến thời gian 3-5 năm.

Trong giai đoạn khởi đầu, bệnh nhân được tiêm thuốc có chứa lượng chất gây dị ứng ngày càng tăng khoảng một đến hai lần mỗi tuần. Thời gian của giai đoạn này phụ thuộc vào tần suất tiêm nhưng thông thường dao động từ ba đến sáu tháng. Sau khi đạt đến liều hiệu quả, giai đoạn duy trì và giai đoạn ổn định sẽ nối tiếp và được thực hiện thay đổi tùy thuộc vào phản ứng của mỗi cá nhân đối với giai đoạn khởi đầu.

3. Khi nào cần chỉ định liệu pháp miễn dịch dị ứng?

Cả trẻ em và người lớn đều có thể được thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng, mặc dù thường không được khuyến cáo cho trẻ em dưới năm tuổi. Điều này là do những phản ứng bất lợi khó lường mà trẻ nhỏ hơn có thể gặp phải. Đồng thời, khi cân nhắc tiêm phòng dị ứng cho người lớn tuổi, bệnh nhân cũng nên được xem xét các tình trạng y tế đi kèm như bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa và thảo luận với bác sĩ chuyên khoa dị ứng miễn dịch trước đó.

Khi tình trạng bệnh nhân được xác định là đủ khả năng, bác sĩ chuyên khoa dị ứng miễn dịch chỉ định việc thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng dựa trên các chỉ định về:

  • Thời gian kéo dài của mùa bị dị ứng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
  • Khả năng kiểm soát với các thuốc và/hoặc kiểm soát môi trường đối với các triệu chứng dị ứng
  • Nhu cầu muốn tránh sử dụng thuốc lâu dài
  • Có sẵn thời gian để điều trị hoàn toàn
Thường xuyên hắt hơi và sổ mũi có phải là dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng?
Cả trẻ em và người lớn đều có thể được thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng

4. Ai không nên thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng?

Liệu pháp miễn dịch dị ứng là chống chỉ định ở những bệnh nhân có tình trạng bệnh lý làm tăng nguy cơ tử vong do các phản ứng toàn thân liên quan đến điều trị, chẳng hạn như những người bị hen suyễn nặng hoặc có khả năng kiểm soát kém hoặc đồng mắc với các bệnh tim mạch nghiêm trọng, ví dụ, đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim gần đây, rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp không kiểm soát.

5. Hiệu quả của liệu pháp miễn dịch dị ứng như thế nào?

Liệu pháp miễn dịch dị ứng đã cho thấy khả năng làm giảm các triệu chứng của nhiều bệnh lý dị ứng một cách đáng kể, làm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh dị ứng từ viêm mũi dị ứng đến hen suyễn.

Tuy nhiên, hiệu quả của các mũi tiêm phòng dị ứng là có liên quan đến thời gian của chương trình điều trị cũng như liều lượng của chất gây dị ứng. Một số người có thể cảm thấy thuyên giảm lâu dài với các triệu chứng dị ứng, trong khi những người khác có thể tái phát sau khi ngừng tiêm thuốc dị ứng.

Lúc này, việc không đáp ứng với các mũi tiêm trong liệu pháp miễn dịch dị ứng có thể do một số yếu tố như sau:

  • Không đủ liều lượng kháng nguyên trong các mũi tiêm
  • Xác định không chuẩn xác chất gây dị ứng trong quá trình đánh giá dị ứng ban đầu
  • Có sự hiện diện mức độ cao hơn của chất gây dị ứng trong môi trường
  • Có sự tiếp xúc đáng kể với các tác nhân cũng có thể gây dị ứng khác, chẳng hạn như khói thuốc lá, phấn hoa..., mà chưa được xác định
Tiêm vac-xin thương hàn
Hiệu quả của các mũi tiêm phòng dị ứng là có liên quan đến thời gian của chương trình điều trị cũng như liều lượng của chất gây dị ứng

6. Liệu pháp miễn dịch dị ứng có nguy cơ gì hay không?

Hầu hết các bệnh nhân bị dị ứng kéo dài không gặp trở ngại nhiều khi thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng. Tuy nhiên, những nguy cơ có thể gặp phải khi thực hiện liệu pháp này cũng cần được giải thích cho bệnh nhân và gia đình hiểu rõ trước khi bắt đầu:

  • Các phản ứng tại chỗ, có thể bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy hoặc kích ứng tại chỗ tiêm. Những phản ứng thông thường này thường bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi tiêm và hết ngay sau đó.
  • Các phản ứng toàn thân, ít phổ biến hơn - nhưng có khả năng nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể bị hắt hơi, nghẹt mũi hoặc phát ban. Các phản ứng nặng hơn có thể bao gồm sưng họng, thở khò khè hoặc tức ngực.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng hiếm gặp nhưng có mức độ đe dọa tính mạng khi tiêm thuốc dị ứng. Đây là tình trạng có thể dẫn đến tụt huyết áp và khó thở. Sốc phản vệ thường bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi tiêm, nhưng đôi khi bắt đầu muộn hơn nữa.

Nhằm dự phòng các nguy cơ nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc kháng histamine trước khi tiêm phòng. Đồng thời, vì sự an toàn tuyệt đối của người bệnh, liệu pháp miễn dịch dị ứng chỉ được thực hiện dưới giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa, tại cơ sở được trang bị nhân lực và thiết bị đầy đủ, phù hợp để sẵn sàng ứng cứu.

Ngoài ra, việc theo dõi tại phòng khám ít nhất trong 30 phút sau mỗi lần tiêm là một điều bắt buộc đối với tất cả các trường hợp đến thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng.

Tóm lại, liệu pháp miễn dịch dị ứng là một liệu pháp có khả năng điều trị dị ứng, có hiệu quả trong viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn và quá mẫn với côn trùng đốt. Khi được sử dụng cho những bệnh nhân đúng chỉ định, liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với chất gây dị ứng được xem là cực kỳ an toàn, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, qua đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: NCBI, acaai.org, mayoclinic.org

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Beasy 4mg Sachet
    Công dụng thuốc Beasy 4mg Sachet

    Beasy 4mg Sachet là thuốc được dùng trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Vậy khi sử dụng thuốc Beasy 4mg cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Levohistil
    Công dụng thuốc Levohistil

    Thuốc Levohistil với thành phần chính là hoạt chất Levocetirizine, được chỉ định để điều trị triệu dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa da và viêm mũi do thời tiết thay đổi.

    Đọc thêm
  • lungair 10mg
    Công dụng thuốc Lungair 10mg

    Thuốc Lungair 10mg được sử dụng điều trị trên đường hô hấp. Thuốc Lungair 10mg có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm. Sau đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu Lungair 10mg có tác ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Rmekol extra
    Công dụng thuốc Rmekol extra

    Thuốc Rmekol extra là viên nén đa thành phần được sử dụng điều trị triệu chứng cảm cúm, giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Rmekol extra, cũng như đảm bảo ...

    Đọc thêm
  • tenacfcite
    Công dụng thuốc Tenacfcite

    Thuốc Tenacfcite được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Fexofenadin HCl. Thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng dị ứng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tìm hiểu rõ ...

    Đọc thêm