Hệ thần kinh hoạt động thế nào và cách giữ hệ thần kinh khỏe mạnh

Hệ thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao nhất và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Nếu cơ quan này xuất hiện bất cứ thương tổn nào đều gây ra các tác động nguy hiểm cho cơ thể.

1. Hệ thần kinh là gì?

Hàng ngày, để đưa ra các phản ứng thích hợp, hệ thần kinh nhận hàng triệu mã thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về rồi tích hợp chúng lại.

Cơ thể có thể nhận được mọi biến đổi xảy ra ở môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể và phản ứng lại một cách tích cực đối với những biến đổi đó nhờ có hệ thần kinh. Dựa trên cơ sở đó, hệ thần kinh giúp cơ thể thích nghi với những sự biến đổi của điều kiện môi trường nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường sống. Bên cạnh đó, hệ thần kinh còn giữ chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể làm cho cơ thể là một khối thống nhất.

Hệ thần kinh được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Hệ thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, chúng phân hóa dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể.

Nơ-ron thần kinh cũng chính là yếu tố tạo ra hai thành thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Nơ-ron đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Các luồng thông tin đi vào và ra khỏi hệ thần kinh đều được các nơ-ron thần kinh truyền theo một chiều nhờ một cấu trúc đặc biệt gọi là synap (synapse). Vì vậy, để tạo cơ sở cho chúng ta hiểu được các chức năng của hệ thần kinh, nghiên cứu hoạt động của synap và nơ ron là điều rất cần thiết.

Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm hai phần là thần kinh trung ươngthần kinh ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó giữ vai trò chủ đạo là bộ phận trung ương.

Não bộ và tủy sống là hai thành phần của hệ thần kinh trung ương. Não bộ lại bao gồm đại não, não giữa, gian não, cầu não, hành não, tiểu não. Trong đó, thân não bao gồm não giữa, cầu não và hành não.


Não bộ và tủy sống là hai thành phần của hệ thần kinh trung ương
Não bộ và tủy sống là hai thành phần của hệ thần kinh trung ương

Các dây thần kinh còn lại trong cơ thể tạo nên hệ thần kinh ngoại vi, gồm 2 loại: 12 đôi dây sọ; 31 đôi dây sống.

Dựa vào chức năng, hệ thần kinh lại được chia thành hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động. Phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm là hai phân hệ thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng. Rất nhiều các phản xạ phức tạp ở người mà không sinh vật nào có được nhờ có hoạt động thần kinh cấp cao hình thành nên.

Mọi thứ cơ thể bạn làm đều được kết nối theo một cách nào đó với hệ thần kinh. Nó nói với trái tim rằng cần phải đập. Nó nói với phổi rằng bạn cần phải thở. Nó kiểm soát cách bạn di chuyển, những từ bạn nói, cũng như cách bạn suy nghĩ và học tập. Hệ thần kinh cũng kiểm soát các giác quan và ký ức của bạn.

2. Hệ thần kinh hoạt động như thế nào?

Thông điệp truyền đi trong dây thần kinh được gửi qua hàng tỷ tế bào được gọi là tế bào thần kinh. Khoảng trống giữa các tế bào này được gọi là khớp thần kinh.

Các tế bào được liên kết với nhau thông qua các chất hóa học được gọi là chất dẫn truyền thần kinh di chuyển qua các khớp thần kinh đến tế bào thần kinh tiếp theo. Các loại chất dẫn truyền thần kinh phải kể đến như là dopamineserotonin.

Quá trình này tiếp tục cho đến khi tín hiệu được thông báo đến đúng nơi. Một số thông điệp được truyền đi với tốc độ hơn 200 dặm một giờ.

Đây cũng là cách các tín hiệu từ cơ thể bạn chuyển phản hồi tới não và tủy sống. Ví dụ, nếu bạn dẫm phải thứ gì đó sắc nhọn, các dây thần kinh ở bàn chân sẽ gửi một thông điệp từ nơ-ron này đến nơ-ron thần kinh trung ương rằng: đau quá . Não và tủy sống phản hồi bằng một thông điệp đến bàn chân, lúc này bạn sẽ rút chân ra.


Thông điệp truyền đi trong dây thần kinh được gửi qua hàng tỷ tế bào được gọi là tế bào thần kinh
Thông điệp truyền đi trong dây thần kinh được gửi qua hàng tỷ tế bào được gọi là tế bào thần kinh

3. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Hệ thống thần kinh có rất nhiều hàng rào bảo vệ. Não được bảo vệ bởi hộp sọ và tủy sống được che chắn bởi các xương nhỏ trong cột sống (đốt sống) và các lớp phủ mỏng (màng). Cả hai bộ phận này đều được đệm bởi một chất lỏng trong suốt gọi là dịch não tủy.

Cũng giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể bạn, mọi thứ cũng có thể xảy ra với hệ thần kinh. Khi một rối loạn làm tổn thương nó, điều này ảnh hưởng đến sự liên lạc giữa não, tủy sống và cơ thể. Chẳng hạn như một số rối loạn sau:

4. Cách giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh

Dưới đây là một số cách giúp bạn giữ cho hệ thần kinh mạnh khỏe, bao gồm:

Ngủ đủ giấc: Cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, não bộ cũng cần phải nghỉ ngơi để phục hồi, vì vậy một lịch trình ngủ đều đặn là chìa khóa giúp hệ thần kinh khỏe mạnh. Tâm trạng chịu ảnh hưởng nhiều từ giấc ngủ. Ngủ đủ giấc giúp trí não minh mẫn. Đặc biệt, các triệu chứng trầm cảm của bạn có xu hướng trở nên trầm trọng hơn khi bạn ngủ không đủ giấc. Bạn sẽ trở nên ủ rũ hơn, hay cáu kỉnh hơn, mệt mỏi hơn khi thiếu ngủ. Người lớn cần ngủ từ 6-8 giờ/ngày, nên đi ngủ trước 11h giờ đêm và có lịch trình ngủ cố định. Theo các nhà khoa học, thời điểm ngủ tốt nhất là 10h.


Lịch trình ngủ đều đặn là chìa khóa giúp hệ thần kinh khỏe mạnh
Lịch trình ngủ đều đặn là chìa khóa giúp hệ thần kinh khỏe mạnh

Chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, có các thực phẩm giàu axit béo omega-3 cũng rất quan trọng. Các loại thực phẩm giàu omega-3 như là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ albacore, cá trích và cá hồi nuôi. Ngoài ra, cần đa dạng hóa thực đơn, bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin A, beta – carotene, thiamin, niacin, vitamin B12, vitamin C, kẽm protein... Lượng vitamin B sẽ tăng lên khi bạn bổ sung thêm nhiều calo.

Luyện tập thể dục hàng ngày: tùy theo điều kiện, sức khỏe...của mỗi người để lựa chọn môn thể thao phù hợp. Mức độ serotonin, endorphins và các hóa chất khác có trong não bộ sẽ tăng lên khi bạn luyện tập thể dục đều đặn, đồng thời giúp người tập cải thiện tâm trạng. Thêm vào đó, tập thể dục giúp kích thích sự phát triển của tế bào mới và các kết nối não. Các bác sĩ khuyến cáo rằng tuổi thọ của chúng ta có thể kéo dài từ 7 đến 12 năm nếu mỗi ngày bạn bỏ ra 20 phút để luyện tập một bài thể dục nào đó.

Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia.

Luôn lạc quan, tích cực: Cơ thể sẽ tiết ra morphin nội sinh và ta cảm thấy hạnh phúc khi ta suy nghĩ tích cực và làm việc thiện.

Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn, tuy nhiên bạn có thể làm một số điều để kiểm soát tình trạng này:

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Cho phép bản thân được nghỉ ngơi.
  • Hãy dành thời gian vui vẻ bên gia đình và bạn bè.
  • Luyện tập thiền định hoặc thực hành chánh niệm cùng với yoga hoặc các hoạt động khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, vừa có hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện có các dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe