Gây mê ở bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Hồ Quốc Tuấn - Bác Sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ Quốc Tuấn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê - hồi sức.

Gây mê ở bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa là sự kết hợp của các loại thuốc nhằm đưa người bệnh vào trạng thái giống như giấc ngủ trước khi phẫu thuật. Khi được gây mê toàn thân, do não của người bệnh sẽ không phản ứng với tín hiệu đau hoặc phản xạ nên người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật tiêu hóa.

1. Khi nào người bệnh cần phẫu thuật tiêu hóa?

Phẫu thuật tiêu hóa là phương pháp điều trị các bệnh của các bộ phận trong cơ thể liên quan đến tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, gan, túi mật và tuyến tụy.

Phẫu thuật tiêu hóa có thể được sử dụng để loại bỏ khối u ung thư hoặc không ung thư hoặc một phần hoặc toàn bộ cơ quan bị tổn thương. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để sửa chữa một số vấn đề như thoát vị bụng. Bên cạnh đó, các phẫu thuật nhỏ hay còn gọi tiểu phẫu được áp dụng để sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý của hệ thống tiêu hóa.

Dưới đây là các bệnh lý đường tiêu hóa có thể được điều trị bằng phẫu thuật và người bệnh có thể phải gây mê:

  • Viêm ruột thừa. Do ruột thừa bị nhiễm trùng và viêm nên bác sĩ phải phẫu thuật để cắt bỏ.
  • Ung thư ruột già và các loại ung thư đường tiêu hóa khác. Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ các khối u ung thư trong hệ thống tiêu hóa và các bộ phận khác của hệ thống tiêu hóa bị ung thư.
  • Bệnh túi thừa. Túi thừa là những túi nhỏ hình thành trong ruột già. Các bác sĩ hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến hình thành túi thừa nhưng đôi khi chúng có thể phát tiến triển nặng hơn như viêm và gây đau (viêm túi thừa). Nếu người bệnh bị viêm túi thừa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần ruột đó.
  • Bệnh túi mật. Khi có vấn đề với túi mật như sỏi mật thì thường phương pháp điều trị là phẫu thuật để cắt túi mật.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và thoát vị gián đoạn (hiatal hernias).
  • Thoát vị thành bụng
  • Bệnh viêm ruột (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng). Với bệnh viêm ruột, hệ thống miễn dịch của chính người bệnh sẽ tấn công ruột gây đau và viêm. Dẫn đến tổn thương ruột nên bác sĩ phải phẫu thuật để loại bỏ các đoạn ruột tổn thương và nối các phần bình thường của ruột lại.
  • Sa trực tràng
  • Giảm cân.
Viêm ruột thừa
Bệnh nhân viêm ruột thừa khi phẫu thuật cũng cần được gây mê

2. Ưu điểm và nhược điểm khi gây mê phẫu thuật tiêu hóa

Ưu điểm gây mê tiêu hóa

  • Người bệnh sẽ ngủ hoàn toàn trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
  • Khi gây mê sẽ không có giới hạn về mặt thời gian gây mê toàn thân, điều này sẽ tạo điều kiện cho bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật kéo dài, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian trong phòng mổ để xử lý được vấn đề của người bệnh.
  • Nếu như gây tê cục bộ chỉ có tác động trên một khu vực cụ thể trên người bệnh, thì gây mê toàn thân sẽ giúp bác sĩ có thể thực hiện điều trị/phẫu thuật trên nhiều bộ phận của cơ thể cùng một lúc.
  • Cho phép cơ bắp thư giãn trong thời gian dài phẫu thuật
  • Dễ dàng quản lý và đảo ngược quá trình gây mê

Nhược điểm phẫu thuật tiêu hóa gây mê

  • Gây mê toàn thân không phù hợp với mọi người bệnh
  • Gây mê toàn thể có thể gặp một số nguy cơ và nguy cơ này gia tăng khi người bệnh bị bệnh tim từ trước hoặc bệnh phổi mãn tính. Những nguy cơ có thể gặp như tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, gây mất máu nhiều hơn.
  • Có thể người bệnh phải đặt khí quản để gây mê nên sau khi tỉnh dậy sẽ bị đau họng và giọng khàn trong vài ngày.
  • Các tác dụng phụ khác như nhức đầu, buồn nôn và buồn ngủ cũng rất phổ biến sau phẫu thuật

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng khi khi gây mê phẫu thuật tiêu hóa

Hầu hết các trường hợp, gây mê toàn thân nhìn chung rất an toàn, ngay cả những người có bệnh lý nặng có thể tự gây mê toàn thân mà không gặp vấn đề nghiêm trọng nào.

Trên thực tế, nguy cơ biến chứng của người bệnh có liên quan mật thiết hơn với loại hình phẫu thuật người bệnh đang thực hiện và sức khỏe tổng thể, mà không phải vấn đề về thuốc gây mê.

Ở người lớn tuổi hoặc những người có bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là những người phải thực hiện đại phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ lú lẫn sau phẫu thuật, viêm phổi hoặc thậm chí đột quỵ và đau tim. Các yếu tố có làm tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình phẫu thuật, nếu người bệnh có:

  • Hút thuốc lá
  • Co giật
  • Khó thở khi ngủ
  • Béo phì
  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường
  • Đột quỵ
  • Các bệnh lý khác liên quan đến tim, phổi hoặc thận
  • Các loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, có thể làm tăng chảy máu
  • Nghiện rượu nặng
  • Dị ứng thuốc

Kỹ thuật gây mê phẫu thuật rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phẫu thuật, hiệu quả phẫu thuật, tỷ lệ hồi phục sau phẫu thuật của bệnh nhân và sức khỏe về sau. Bởi vậy, đội ngũ bác sĩ gây mê có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm rất quan trọng.

Hút thuốc
Thuốc lá làm tăng nguy cơ gây biến chưng sau phẫu thuật

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu thuật tại Đông Nam Á.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, intermountainhealthcare.org

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan