Cấy máu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Bài viết được viết bởi PGS.TS.BS Lê Ngọc Hùng - Trưởng khoa Xét nghiệm, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nhiễm trùng huyết là một hội chứng lâm sàng xuất phát từ phản ứng miễn dịch quá mức đối với sự hiện diện của du khuẩn trong máu, và vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hay loại bỏ bởi hệ thống bảo vệ của cơ thể. Du khuẩn máu không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng lâm sàng.

1. Cấy máu là gì?

Cấy máu là một xét nghiệm kiểm tra sự hiện diện của các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, nấm và những vi sinh vật khác có trong máu của bạn. Sự hiện diện của những tác nhân gây bệnh này trong máu có thể là dấu hiệu của du khuẩn máu (bacteremia). Cấy máu dương tính có nghĩa là bạn có vi khuẩn hiện diện trong máu.

Du khuẩn máu khác với nhiễm trùng huyết (sepsis-septicemia). Nhiễm trùng huyết là một hội chứng lâm sàng xuất phát từ phản ứng miễn dịch quá mức đối với sự hiện diện của du khuẩn trong máu, và vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hay loại bỏ bởi hệ thống bảo vệ của cơ thể. Du khuẩn máu không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng lâm sàng.

Vi khuẩn từ da, phổi, đường tiêu hóa, đường tiết niệu là các nguồn thông thường của nhiễm trùng huyết.

Xét nghiệm cấy máu đơn giản là lấy một mẫu máu. Phòng Xét nghiệm xét nghiệm mẫu máu và gửi kết quả đến bác sĩ, bác sĩ sử dụng các thông tin kết quả để xác định biện pháp cần thiết để điều trị nhiễm trùng máu.

2. Mục đích của cấy máu

Cấy máu được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị du khuẩn máu/nhiễm trùng huyết. Cần thiết phải xét nghiệm du khuẩn máu vì có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng quan trọng. Một trong các biến chứng của vi khuẩn máu là nhiễm trùng huyết.

Trong nhiễm trùng huyết, tác nhân bệnh lý gây ra nhiễm trùng máu phản ứng đối với các đề kháng của cơ thể và ngăn cản hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động hữu hiệu. Tác nhân bệnh lý cũng có thể tạo độc tố làm tổn thương các cơ quan của bạn.

Kết quả cấy máu giúp bác sĩ của bạn xác định được tác nhân chuyên biệt hoặc vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết và cách tốt nhất để điều trị.

Cấy máu
Cấy máu được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị du khuẩn máu/nhiễm trùng huyết

3. Triệu chứng của du khuẩn máu và nhiễm trùng huyết

Bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng của du khuẩn máu. Bao gồm:

  • Lạnh run
  • Sốt cao hoặc trung bình
  • Thở nhanh
  • Tăng nhịp tim hoặc đánh trống ngực
  • Mệt quá mức
  • Nhức mỏi cơ
  • Nhức đầu nhiều

Nếu không điều trị vi khuẩn máu có thể tiến triển sang thể năng nhất, nhiễm trùng huyết. Triệu chứng của nhiễm trùng huyết bao gồm các dấu chứng của du khuẩn máu kể trên, cũng như các dấu hiệu tổn thương cơ quan. Dưới đây là các triệu chứng bổ sung của nhiễm trùng huyết:

  • Lú lẫn
  • Tiểu ít
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn
  • Da nổi bông

Khi bệnh tiến triển, các biến chứng nguy hiểm khác của nhiễm trùng huyết sẽ phát triển thêm. Bao gồm:

  • Đáp ứng viêm toàn thân
  • Tạo lập các điểm đông máu nhỏ trong các hệ thống các mạch máu nhỏ
  • Hạ huyết áp nguy hiểm
  • Suy một hoặc nhiều cơ quan

4. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn máu

Cấy máu được thực hiện thường xuyên trên các đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn máu. Bạn có nguy cơ cao nếu bạn được chẩn đoán: Tiểu đường, HIV hoặc AIDS, ung thư, bệnh tự miễn.

Các tình huống sau đây cũng gây cho bạn ở nguy cơ nhiễm khuẩn huyết:

  • Bạn vừa mới bị một nhiễm trùng.
  • Bạn mới được can thiệp phẫu thuật.
  • Bạn mới được đặt một van tim nhân tạo.
  • Bạn đang trong điều trị ức chế miễn dịch.

Cấy máu cũng thường được thực hiện trên nhũ nhi và trẻ em bị sốt có thể có một nhiễm trùng nhưng chưa có triệu chứng của nhiễm trùng huyết.

nhiễm trùng huyết
Cấy máu cũng thường được thực hiện trên nhũ nhi và trẻ em bị sốt có thể có một nhiễm trùng

5. Cấy máu trong các hoàn cảnh khác

Cấy máu dùng để xác nhận các bệnh lý đặc biệt như viêm nội tâm mạc (endocarditis). Viêm nội tâm mạc là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn trong máu bạn bám vào van tim. Bệnh lý này đe dọa tử vong.

6. Các nguy cơ của xét nghiệm cấy máu

Biến chứng có thể chỉ xảy ra khi bạn được lấy mẫu máu. Tuy nhiên việc lấy mẫu máu là thường quy và ít khi gây các tai biến nặng. Các biến chứng khi lấy mẫu máu: chảy máu ở da/hay bướu máu; ngất; nhiễm trùng.

7. Làm thế nào cấy máu được thực hiện hiệu quả?

Lấy mẫu máu cho cấy máu thường thực hiện trong bệnh viện, khoa cấp cứu, hoặc các khoa lâm sàng chuyên biệt. Cấy máu rất hiếm khi thực hiện đối bệnh nhân ngoại trú.

Khởi đầu, da của bạn được làm sạch để ngăn ngừa bất kỳ vi khuẩn nào trên da có thể gây nhiễm lên xét nghiệm. Điều dưỡng sau đó sẽ cột chung quanh cánh tay bạn bằng băng nẹp thun cho phép tĩnh mạch của bạn căng phồng máu và nhìn thấy rõ. Sau đó se dùng kim rút các mẫu máu từ cánh tay của bạn.

Đa mẫu máu thường được lấy từ các vị trí tĩnh mạch khác nhau giúp tăng cơ hội phát hiện vi khuẩn hoặc nấm trong máu và giúp xác định chắc chắn nhiễm trùng huyết. Nếu bạn là người lớn, bác sĩ thường lấy 2-3 mẫu máu, thường vào những thời điểm khác nhau.

Quy tắc phải cấy máu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh hệ thống. Tuy nhiên trong các trường hợp bệnh nhân đang điều trị kháng sinh nhưng các triệu chứng của du khuẩn huyết hay nhiễm trùng huyết vẫn không thuyên giảm, bác sĩ cũng cho chỉ định cấy máu.

Thời điểm tốt nhất để cấy máu là khi bệnh nhân bị ớn lạnh hay đang lạnh run trước khi sốt, hay lúc bệnh nhân đang lên cơn sốt...
Thông thường thực hiện cấy máu 2 lần trong vòng 1 giờ đầu và thực hiện cấy máu tại 2 vị trí lấy máu khác nhau trên cơ thể (ví dụ: lần đầu lấy máu tay phải thì lần sau lấy máu ở tay trái).

Sau khi lấy mẫu máu, điều dưỡng sẽ đặt miếng gạc lên chỗ chích và băng dán lại. Mẫu máu sau đó được chuyển đến phòng Xét nghiệm nơi thực hiện cấy máu: mỗi mẫu máu được đưa vào lọ có chứa dung dịch được gọi là canh cấy. Canh cấy kích thích các vi khuẩn nếu có trong máu sẽ mọc.

Xét nghiệm máu
Thời điểm tốt nhất để cấy máu là khi bệnh nhân bị ớn lạnh hay đang lạnh run trước khi sốt

8. Kết quả cấy máu cho biết điều gì?

Nếu hai hoặc nhiều hơn mẫu máu cấy của bạn dương tính với cùng một loại vi khuẩn hoặc vi nấm, gần như chắc chắn bạn bị nhiễm trùng huyết bởi các tác nhân này.

Nếu chỉ có 1 kết quả cấy máu dương tính, các kết quả khác âm tính, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng huyết. Nhưng cũng có thể mẫu máu của bạn bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn trên da của bạn. Bác sĩ sẽ cho thêm các xét nghiệm để xác định chắc chắn hơn.

Nếu kết quả cấy máu dương tính, có nghĩa là bạn đã nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm trong máu. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ xác định vi khuẩn hoặc vi nấm gây ra nhiễm trùng.

Nếu tất cả xét nghiệm cấy máu đều âm tính, bạn có khả năng cao không bị nhiễm khuẩn máu. Nêu triệu chứng lâm sàng của bạn vẫn còn, bác sĩ sẽ xem xét lại và thêm các chẩn đoán và xét nghiệm hỗ trợ khác.

Cần nhớ rằng cấy máu không phát hiện nhiễm siêu vi. Nếu bác sĩ nghi bạn bị nhiễm siêu vi sẽ có xét nghiệm phù hợp.

Tùy thuộc và loại vi khuẩn được phát hiện trong máu, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một xét nghiệm độ nhạy. Xét nghiệm này xác định thuốc đặc hiệu tốt chống lại vi khuẩn. Trong thực hành chuẩn, xét nghiệm độ nhạy được thực hiện ngay sau xét nghiệm cấy máu có kết quả dương tính.

9. Sau cấy máu

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị du khuẩn máu, có thể bắt đầu điều trị ngay lập tức với kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch. Kháng sinh này tác động trên một phạm vi rộng vi khuẩn trong khi bạn chờ kết quả cấy máu và kết quả nhạy cảm kháng sinh đồ.

Du khuẩn máu cần điều trị ngay lập tức, thường trong bệnh viện. Bệnh có thể chuyển sang nhiễm trùng huyết tiến triển, có thể đe dọa mạng sống, đặc biệt nếu bạn trong trạng thái giảm miễn dịch. Nếu bạn bị nhiễm trùng huyết, bạn cần phải nhập viện ngay để được điều trị thật hoàn chỉnh.

Du khuẩn máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng quan trọng, cần báo với bác sĩ nếu bạn có nguy cơ hoặc có bất kỳ triệu chứng nghi bị du khuẩn máu/nhiễm trùng huyết. Bất kỳ sốt nào kéo dài trên 3 ngày phải luôn luôn cần được đánh giá bởi bác sĩ. Nếu trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi có sốt, phải được khám bởi bác sĩ ngay lập tức.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Aridone 1g
    Công dụng thuốc Aridone 1g

    Thuốc Aridone 1g có thành phần hoạt chất chính là Ceftrixone dưới dạng Ceftriaxone Natri với hàm lượng 1g và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị chống ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Gramotax
    Công dụng thuốc Gramotax

    Gramotax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm khuẩn da, mô mềm, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật,... ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Haboxime
    Công dụng thuốc Haboxime

    Thuốc Haboxime thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da – mô mềm, nhiễm trùng máu,... Trong quá trình sử dụng Haboxime, bệnh nhân nên tuân thủ theo ...

    Đọc thêm
  • kilazo
    Công dụng thuốc Kilazo 1g

    Kilazo 1g thuộc danh mục thuốc điều trị chống viêm nhiễm. Khi dùng thuốc Kilazo 1g, bạn nên kiểm tra kỹ hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Sau đây là 1 vài chia sẻ giúp bạn đọc học rõ ...

    Đọc thêm
  • Jincetaxime 1g Inj
    Công dụng thuốc Jincetaxime 1g Inj

    Jincetaxime 1g là thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần chính là Cefotaxim natri 1g, dạng bào chế bột pha tiêm. Sử dụng thuốc Jincetaxime có thể gây ra một ...

    Đọc thêm