Cách tiếp cận đánh giá chứng khó nuốt ở người lớn

Bài viết bởi ThS. Bác sĩ Tạ Quế Phương - Khoa Nội Tiêu hóa – Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chứng khó nuốt là một triệu chứng cần được đánh giá nhanh chóng để xác định nguyên nhân chính xác và bắt đầu liệu pháp điều trị thích hợp. Nó có thể là do sự bất thường về cấu trúc hoặc nhu động trong việc chuyển thức ăn từ khoang miệng đến dạ dày.

1. Định nghĩa

Các thuật ngữ khó nuốt, nuốt đau, cảm giác nghẹn, vướng được định nghĩa như sau:

Khó nuốt là một cảm giác chủ quan về việc nuốt khó hoặc bất thường.

● Nuốt đau: Đau khi nuốt.

● Cảm giác nghẹn, vướng: Luôn có cảm giác có dị vật hoặc khối gì đó vướng trong cổ họng.

2. Khó nuốt cấp tính

Nội soi dạ dày thực quản
Trong quá trình nội soi thực quản dạ dày khối thức ăn cũng có thể được loại bỏ

Sự khởi phát cấp tính của tình trạng không thể nuốt thức ăn là chất rắn và/hoặc chất lỏng, bao gồm cả dịch tiết, gợi ý có dị vật trong thực quản và cần được chú ý ngay lập tức. Sự mắc kẹt của thức ăn dị vật là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng khó nuốt cấp tính ở người lớn.

  • Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn thịt (phổ biến nhất là thịt bò, thịt gà và gà tây), làm tắc nghẽn hoàn toàn lòng thực quản, dẫn đến khạc ra nước bọt.
  • Xử trí: Ban đầu có thể dùng glucagon tiêm tĩnh mạch để làm giãn cơ vòng thực quản dưới và giúp đẩy thức ăn đi qua. Khối thức ăn cũng có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi thực quản dạ dày bằng cách sử dụng các dụng cụ gắp dị vật (có thể là khối hoặc từng miếng, tùy thuộc vào độ đặc của thức ăn), hoặc nó có thể được đẩy nhẹ vào dạ dày bằng ống nội soi.

3. Đánh giá chứng khó nuốt không cấp tính

3.1 Phân biệt chứng khó nuốt ở hầu họng với chứng khó nuốt thực quản

Bước đầu tiên để đánh giá bệnh nhân bị chứng khó nuốt không cấp tính là xác định xem các triệu chứng là do chứng khó nuốt ở hầu họng hay thực quản dựa trên câu trả lời của bệnh nhân cho các câu hỏi trong bảng sau

Các câu hỏi để hỏi bệnh nhân mắc chứng khó nuốt
Các câu hỏi để hỏi bệnh nhân mắc chứng khó nuốt (AIDs: hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải; NSAID: thuốc chống viêm không steroid)

Chứng khó nuốt ở hầu họng được đặc trưng bởi những đặc điểm sau:

  • Bệnh nhân khó nuốt khi bắt đầu nuốt.
  • Bệnh nhân có thể chỉ vào vùng hầu họng là nơi có các triệu chứng
  • Nuốt có thể đi kèm với trào ngược mũi họng, hít vào và cảm giác thức ăn còn sót lại trong họng.
  • Rối loạn chức năng khoang miệng có thể dẫn đến chảy nước dãi, thức ăn rơi vãi và rối loạn tiêu hóa.
  • Rối loạn chức năng hầu họng có thể dẫn đến ho hoặc sặc khi ăn và chứng khó thở.

Chứng khó nuốt thực quản: Bệnh nhân bị chứng khó nuốt thực quản thường có các triệu chứng sau:

  • Khó nuốt vài giây sau khi bắt đầu nuốt
  • Cảm giác rằng thức ăn và / hoặc chất lỏng đang bị cản trở trong quá trình đi từ thực quản trên xuống dạ dày
Nuốt vướng liên tục
Bệnh nhân bị chứng khó nuốt ở hầu họng sẽ cảm thấy khó nuốt khi bắt đầu nuốt

3.2. Đặc điểm các triệu chứng

Chứng khó nuốt được đặc trưng theo loại thực phẩm gây ra các triệu chứng, diễn biến thời gian (tức là tiến triển hoặc ngắt quãng), mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng kèm theo:

  • Thực phẩm là chất rắn, chất lỏng hay cả hai?

Cần xác định loại thực phẩm gây ra các triệu chứng (tức là thực phẩm rắn, lỏng hoặc cả hai). Khó nuốt đối với cả chất rắn và chất lỏng ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng có thể là do rối loạn nhu động của thực quản. Chứng khó nuốt chỉ thường xuất hiện khi lòng thực quản bị thu hẹp từ 13 mm trở xuống.

  • Tiến triển hay từng đợt?

Chứng khó nuốt tiến triển, bắt đầu bằng chứng khó nuốt đối với chất rắn, sau đó là chứng khó nuốt đối với chất lỏng, thường là do tổn thương tắc nghẽn hoặc hẹp đường tiêu hóa. Các triệu chứng bệnh lý hẹp lành tính của đường tiêu hóa sẽ tiến triển từ từ và dần dần, trong khi những triệu chứng do bệnh ác tính tiến triển nhanh hơn.

Chứng khó nuốt từng đợt có thể liên quan đến vòng hoặc màng thực quản dưới. Những bệnh nhân bị rối loạn nhu động cũng có thể biểu hiện khó nuốt tiến triển (ví dụ, chứng rối loạn vận động) hoặc có thể biểu hiện khó nuốt từng đợt hoặc không liên tục (ví dụ, co thắt thực quản đoạn xa). Các yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khó nuốt.

rối loạn nhu động
Bệnh nhân bị rối loạn nhu động cũng có thể biểu hiện khó nuốt

3.3. Các triệu chứng liên quan

Các triệu chứng hoặc phát hiện liên quan có thể giúp thu hẹp chẩn đoán phân biệt. Chúng có thể bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Giảm cân
  • Nôn ra máu, nôn ra thức ăn
  • Thiếu máu
  • Các triệu chứng hô hấp

Từ cách đánh giá bước đầu có thể định hướng chẩn đoán theo tiến triển của các triệu chứng mới có thể hướng tới các bệnh lý liên quan cũng như các xét nghiệm để thăm dò làm chẩn đoán xác định tìm nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

659 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan