Cách phân biệt chắp và lẹo mi mắt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Chắp mắt và lẹo là bệnh lý thuộc mi mắt có nhiều điểm đồng giống nhau, tuy nhiên vẫn có những khác biệt nhất định về vị trí tổn thương, tính chất...

1. Tìm hiểu về chắp mắt

1.1 Chắp mắt là gì?

Chắp mắt được định nghĩa là một khối u nhỏ phát triển trong mí mắt, gây sưng nề đỏ ,đau đễn khi tạo mủ nếu không được điều trị có thể gây vỡ làm tổn thương loét da mi để lại seo trên mi mắt

Chắp mắt có thể xuất hiện ở vùng mí trên hoặc mí dưới, trong đó, chắp mắt mí trên là loại phổ biến.

1.2 Nguyên nhân gây ra chắp mắt

Chắp mắt thường xảy ra ở những người có tình trạng viêm nhiễm tiềm ẩn, có ảnh hưởng đến mắt hoặc da, bao gồm:

Ngoài ra, chắp mắt cũng có thể đến từ tình trạng viêm kết mạc do virus – một loại bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến. Tuy nhiên, trường hợp này ít khi xảy ra.

Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ phát triển chắp mắt l

Mụn trứng cá
Những người bị mụn trứng cá có nguy cơ bị chắp mắt

1.3 Điều trị chắp mắt như thế nào?

Một số phương pháp sau có thể thúc đẩy quá trình tự hồi phục:

  • Sử dụng khăn ấm: Bạn nên dùng một miếng vải hoặc miếng bông mềm, sạch có nhúng nước ấm và đắp lên mí mắt trong khoảng 10 – 15 phút, lặp lại thao tác này 3 – 4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ từ khăn ấm sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, làm giảm các kích ứng từ chắp mắt.
  • Mát xa nhẹ nhàng: Việc mát xa nhẹ nhàng mí mắt trong vài phút mỗi ngày cũng thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, trước khi mát xa, cần đảm bảo tay của bạn đã được rửa sạch.

1.4 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường khi bị chắp 1-2 ngày sau ổ chắp đã có mủ ,nhưng nếu điều trị kháng sinh ,ổ chắp sẽ tạo thành ổ kén nhầy và thu nhỏ , bạn cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị thích hợp.(khi cần sẽ làm thủ thuật chích chắp)

Chắp mắt
Chắp mắt kéo dài cần được đi khám bác sĩ để tránh nhiễm trùng

2. Tìm hiểu về lẹo mi mắt

2.1 Lẹo mi mắt là gì?

Lẹo mi mắt là một tình trạng viêm nhiễm của bờ mí mắt và thường gây ra bởi tác nhân là vi khuẩn Staphylococcus.

Lẹo mắt thường có hình dạng u màu đỏ, gây đau đớn trên mắt và trông giống như mụn nhọt. Hầu hết các lẹo mắt đều phát triển ở trên bờ mí mắt

Bệnh nhân khi bị lẹo mi mắt sẽ có dấu hiệu sưng đỏ và đau đớn trên mí mắt. Nước mắt sẽ tiết ra nhiều hơn và mắt cũng trở thành màu đỏ. Các triệu chứng khác của lẹo mắt bao gồm:

  • U sưng đỏ trên mí mắt và gây đau đớn
  • Khó chịu khi chớp mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Ngứa mắt

2.2 Điều trị lẹo mắt như thế nào?

Trong thời gian này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để cải thiện triệu chứng:

  • Đắp khăn ấm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau nếu thực sự cần thiết
  • Tuyệt đối không trang điểm mắt, không sử dụng kem dưỡng xung quanh mắt và không đeo kính áp tròng cho đến khi đã chữa khỏi hoàn toàn.
Dùng kính áp tròng sai cách
Khi bị lẹo mắt tránh đeo kính áp tròng

2.3 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bị lẹo mắt bạn cần phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và tư vấn điều trị

Chắp mắt và lẹo mi mắt là những vấn đề có sự tương đồng nhau về hình thái của tổn thương, tuy nhiên, đây là 2 tình trạng khác xa nhau. Để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh về mắt, bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa mắt nếu có biểu hiện của bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan