Cách nào giảm đau rát họng hiệu quả?

Đau rát cổ họng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Dấu hiệu này tuy lành tính nhưng khiến bệnh nhân rất khó chịu. Do đó ngoài việc điều trị nguyên nhân thì bệnh nhân thường tìm đến những cách giảm rát họng tại nhà. Vậy bệnh nhân cần làm gì để giảm đau rát họng?

1. Nguyên nhân gây đau họng

Đau họng là một trong những triệu chứng bệnh rất phổ biến và tương đối khó chịu. Trước khi tìm hiểu về những cách giảm đau rát cổ họng hiệu quả, người bệnh cần nắm những thông tin cơ bản về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

1.1. Nguyên nhân phổ biến gây đau họng

Theo các bác sĩ, đau rát cổ họng là triệu chứng thường gặp của những bệnh lý sau:

  • Cảm lạnh hoặc cúm: Bên cạnh triệu chứng đau họng đầy khó chịu thì người bệnh còn có thể những dấu hiệu khác như nghẹt hoặc chảy nước mũi, ho, sốt, đau đầu và đau mỏi cơ toàn thân;
  • Viêm thanh quản: Bệnh nhân đau rát họng kèm theo khàn tiếng, ho khan;
  • Viêm amidan: Amidan sưng đỏ hoặc có đốm kèm theo khó nuốt, sốt và đau rát họng;
  • Viêm họng do vi khuẩn, thường là liên cầu khuẩn, có những triệu chứng như sưng hạch vùng cổ, nuốt đau, Amidan sưng viêm kèm đau rát vùng họng;
  • Tiếp xúc yếu tố gây kích ứng, như khói thuốc lá, acid dạ dày (do trào ngược dạ dày thực quản) hoặc tác nhân dị ứng.

1.2. Nguyên nhân gây đau họng ít gặp

Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp kể trên, đau rát họng có thể xuất phát từ những vấn đề ít phổ biến hơn sau đây:

  • Quinsy - Tình trạng tụ mủ gây đau ở vùng phía sau cổ họng: Biểu hiện đau rát họng có thể rất dữ dội, kèm theo đó bệnh nhân khó mở miệng hoặc khó nuốt;
  • Viêm nắp thanh quản: Mức độ đau họng tương đối nghiêm trọng, một số trường hợp gây khó nuốt và đặc biệt là khó thở.

Tuy ít phổ biến nhưng những nguyên nhân gây đau họng trên đây rất nghiêm trọng, do đó yêu cầu bệnh nhân đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

2. Một số cách điều trị đau họng

Đau họng là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh điều trị nguyên nhân thì bệnh nhân cần áp dụng thêm những cách làm giảm đau rát họng như sau:

2.1. Sử dụng thuốc

Bệnh nhân đau rát họng, có thể kèm theo sốt hoặc không, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau phù hợp, trong đó phổ biến nhất là Paracetamol và Ibuprofen. Nếu mức độ đau rát họng có xu hướng nghiêm trọng hơn dù đã dùng thuốc giảm đau thì bệnh nhân hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các bước kiểm tra để xác định nguyên nhân gây đau họng là gì và qua đó đưa ra những cách giảm rát họng phù hợp.

2.2. Bổ sung nhiều nước

Một cách giảm đau rát cổ họng hiệu quả và rất dễ thực hiện chính là uống đủ nước nhằm hạn chế mất nước và làm dịu các tổn thương vùng cổ họng. Kèm theo đó, uống nhiều nước còn hỗ trợ làm loãng dịch nhầy và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng xoang thứ phát.

2.3. Súc miệng bằng nước muối thường xuyên

Súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần mỗi ngày (vào buổi sáng và buổi tối) có thể giảm sưng viêm và hạn chế kích ứng niêm mạc vùng họng. Bệnh nhân có thể giảm đau rát họng tại nhà thông qua việc pha khoảng 2gr muối với 240ml nước hoặc tìm mua dung dịch nước muối sinh lý tại các nhà thuốc về để súc miệng.

2.4 Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

Bệnh nhân đau rát họng nên dành thêm thời gian để nghỉ ngơi, bao gồm cả việc hạn chế nói chuyện, để triệu chứng khó chịu này có thời gian phục hồi. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng sưng do tăng áp lực trong cổ họng, bệnh nhân cần nằm kê cao gối hoặc ngồi tựa vào thành giường/ghế.

2.5. Tránh các yếu tố kích ứng

Một cách làm giảm đau rát họng đơn giản mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng đều có thế áp dụng để kiểm soát tình trạng sức khỏe là hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố kích ứng hoặc những thói quen xấu khiến cổ họng bị tổn thương. Do đó, bệnh nhân thường xuyên bị đau họng nên tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng sau:

  • Không khí khô;
  • Khói thuốc lá;
  • Khói bụi ô nhiễm:
  • Thức ăn chua, cay hoặc nóng;
  • Bệnh nhân đau rát họng do trào ngược dạ dày thực quản cần nằm ít nhất 30 phút sau khi ăn.

3. Một số cách làm giảm đau rát họng tại nhà

3.1. Chữa đau rát họng bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu phổ biến và được biết đến với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó, mật ong có khả năng kháng viêm, chống lại quá trình oxy hóa và kháng khuẩn nên khi dùng kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác sẽ hỗ trợ giảm đau rát họng cực kỳ hiệu quả. Kèm theo đó, mật ong còn hỗ trợ một số bài thuốc vốn dĩ khó uống lại trở nên ngon ngọt và dễ uống hơn.

Người bệnh có thể chữa đau rát họng bằng mật ong pha với nước ấm, giấm táo hoặc các loại thảo mộc... để uống. Tuy nhiên, nguyên liệu này cần chú ý không sử dụng ở trẻ dưới 1 tuổi, vì có nguy cơ gây ngộ độc.

3.2. Keo ong

Keo ong (Propolis) bản chất là hỗn hợp nhựa thực vật mà ong thu lượm từ vỏ cây, lá cây sau đó kết hợp với dịch tiết trong tuyến nước bọt của ong tạo thành. Keo ong được loài ong sử dụng để lấp kín những khoảng trống nhỏ trong tổ, giúp cho cấu trúc tổ chắc chắn và an toàn. Những đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm của keo ong từ lâu đã được biết đến và ứng dụng từ rất lâu. Những đặc tính này có được là nhờ vào các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, các hợp chất flavonoid hay Acid phenolic, Artepillin C... trong đó keo ong xanh Brazil với hàm lượng cao hoạt chất Artepillin C cho khả năng kháng khuẩn, chống virus, chống nấm, chống viêm, loét... cực tốt. Do đó, việc sử dụng keo ong sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm và virus, qua đó hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm đau rát họng hiệu quả.

3.3. Trà gừng

Tương tự mật ong, gừng vừa là một gia vị phổ biến vừa là một vị thuốc giảm đau rát họng do có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Một số nghiên cứu thực hiện tại phòng thí nghiệm chứng minh chiết xuất từ củ gừng có thể hỗ trợ tiêu diệt một số chủng vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Các sản phẩm trà gừng được bày bán rất nhiều tại chợ truyền thống, siêu thị và các trang thương mại điện tử, do đó bệnh nhân rất dễ tiếp cận để sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân vẫn có thể tự làm trà từ gừng tươi tại nhà theo các bước sau đây:

  • Nguyên liệu: Gừng tươi, 1 lít nước, 1 muỗng canh mật ong hoặc chất tạo độ ngọt và nước chanh vắt;
  • Các bước thực hiện:
    • Củ gừng tươi gọt vỏ, sau đó cho vào bát nhỏ và tiến hành xay nhuyễn;
    • Đun sôi nước;
    • Tiếp tục cho một muỗng canh gừng xay nhuyễn vào nồi và đậy nắp lại, sau đó đun trong 10 phút;
    • Tiến hành cho thêm mật ong và nước cốt chanh rồi tiến hành khuấy đều.

3.4. Nước chanh

Nước chanh là một thức uống giải khát, đồng thời còn có tác dụng giúp giảm đau rát họng do cảm lạnh hoặc cúm. Nguyên nhân là do chanh giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa mạnh nên mang lại công dụng kháng viêm và giảm stress. Bên cạnh đó, nước chanh còn kích thích cơ thể tăng bài tiết nước bọt giúp giữ ẩm cho màng nhầy và ngăn ngừa đau họng rất tốt. Một cách làm giảm đau rát họng đơn giản tại nhà mà bất kỳ ai cũng thực hiện được là pha nước cốt chanh với nước ấm, kèm theo một chút mật ong hoặc muối, sẽ giúp phát huy tối đa lợi ích điều trị.

3.5. Trà quế

Theo các chuyên gia, quế vừa là một loại gia vị thơm ngon, vừa là một loại thảo dược có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn. Quế là thành phần của nhiều bài thuốc chữa cảm lạnh, chứng bốc hỏa và viêm họng. Bệnh nhân đau rát họng có thể mua trà quế pha sẵn hoặc tự làm sữa hạnh nhân quế tại nhà theo các bước như sau:

  • Nguyên liệu: 1 cốc sữa hạnh nhân, 1⁄2 muỗng cà phê (khoảng 2.5ml) quế xay, 1⁄8 muỗng cà phê (0.6 ml) muối nở, 1 muỗng canh (15ml) mật ong hoặc chất tạo ngọt;
  • Cho quế xay và muối nở vào nồi rồi tiến hành trộn đều;
  • Tiếp tục cho thêm sữa hạnh nhân vào và trộn lần nữa;
  • Sau đó tiến hành đun hỗn hợp, đến khi sôi lăn tăn thì nhấc khỏi bếp, cho thêm mật ong hoặc chất tạo ngọt và sử dụng.

3.6. Bạc hà

Trà bạc hà có chứa các hợp chất chống viêm và làm dịu cổ họng, do đó rất phù hợp cho người thường xuyên bị đau rát họng. Ưu điểm của trà bạc hà là có vị ngọt tự nhiên và không có caffeine. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm trà bạc hà chất lượng, tuy nhiên nếu người bệnh muốn làm tại nhà thì chỉ cần ngâm lá bạc hà tươi trong nước sôi khoảng 3-5 phút, sau đó lọc bỏ lá là có ngay ly trà thơm ngon, bổ dưỡng.

3.7. Giấm táo

Một trong những cách giảm đau rát cổ họng tại nhà hiệu quả và được nhiều người áp dụng là dùng giấm táo. Sản phẩm này có thành phần Acid acetic tự nhiên với khả năng chống lại vi khuẩn rất hiệu quả. Hippocrates từng kết hợp giấm táo với mật ong để điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm, chẳng hạn như ho và đau họng. Để làm dịu những cơn đau rát cổ họng khó chịu, bệnh nhân có thể uống một cốc nước ấm pha với 1 muỗng canh giấm táo và 1 muỗng canh mật ong.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu hơn về cách giảm đau họng hiệu quả và sử dụng mật ong đúng cách, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

753 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan